ISO 22000:2018 – ĐK 10.2 & 10.3 – CẢI TIẾN LIÊN TỤC & CẬP NHẬT FSMS

ISO 22000:2018 – ĐK 10.2 & 10.3 – CẢI TIẾN LIÊN TỤC & CẬP NHẬT FSMS


Theo ISO 22004:2015, Cải tiến và cập nhật có thể được áp dụng cho:

  • Khả năng của tổ chức để cung cấp sản phẩm an toàn một cách liên tục;
  • Quá trình và sự tương tác giữa các quá trình;
  • Cam kết của lãnh đạo để thực hiện văn hóa an toàn thực phẩm trong tổ chức;
  • Cam kết của nhân viên về việc áp dụng văn hóa an toàn thực phẩm;
  • Cơ sở hạ tầng, môi trường làm việc và công nghệ;
  • Quan hệ với các bên quan tâm có liên quan.

TỔ CHỨC PHẢI CẢI TIẾN LIÊN TỤC TÍNH PHÙ HỢP, ĐẦY ĐỦ VÀ HIỆU LỰC CỦA HTQL ATTP

Tiêu chuẩn yêu cầu

Tổ chức phải cải tiến liên tục tính phù hợp, đầy đủ và hiệu lực của HTQL ATTP. (10.2).

Điều này có nghĩa là gì?

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 định nghĩa Cải tiến liên tục là hoạt động lặp lại để nâng cao kết quả thực hiện. Quá trình thiết lập các mục tiêu và phát hiện các cơ hội cải tiến là một quá trình liên tục thông qua việc sử dụng các phát hiện đánh giá vàkết luận đánh giá, phân tích dữ liệu, xem xét của lãnh đạo hoặc các phương thức khác và thường dẫn đến hành động khắc phục hoặc hành động phòng ngừa.

Điều khoản này nhằm mục đích đảm bảo tổ chức liên tục cải tiến sự phù hợp, tính đầy đủ và hiệu lực của hệ thống quản lý ATTP. Cải tiến liên tục có nghĩa là bạn phải thực hiện thường xuyên việc cải tiến trong quá trình hoạt động của tổ chức.

Cải tiến liên tục có thể bao gồm các hành động nhằm tăng cường tính ổn định của các đầu ra, các sản phẩm và dịch vụ, tăng mức độ của các đầu ra phù hợp, cải thiện năng lực của các quá trình và giảm sự biến động của các quá trình. Điều này nhằm nâng cao kết quả thực hiện của tổ chức và mang lại lợi ích cho khách hàng và các bên quan tâm có liên quan.

  • FSMS luôn thích hợp, có nghĩa là FSMS của bạn có còn phù hợp với mục đích ban đầu hay không?
  • FSMS thỏa đáng, có nghĩa là FSMS có còn đầy đủ như hoạch định ban đầu hay không?
  • FSMS có hiệu lực, có nghĩa là FSMS có đạt được kết quả như dự định hay không?

Các yêu cầu cải tiến xuất hiện trong tiêu chuẩn này là:

  • 4.4.) cải tiến các quá trình và hệ thống quản lý ATTP.
  • 5.1.g. Lãnh đạo cao nhất thúc đẩy cải tiến;
  • 5.2.1.e. Chính sách ATTP phải bao gồm việc cam kết cải tiến liên tục hệ thống quản lý ATTP.
  • 6.1.1.d. Khi hoạch định hệ thống quản lý ATTP, tổ chức phải xem xét các vấn đề được đề cập ở 4.1 và các yêu cầu được đề cập ở 4.2 và xác định các rủi ro và cơ hội cần giải quyết nhằm thúc đẩy cải tiến liên tục.
  • 7.1.1.  Tổ chức phải xác định và cung cấp nguồn lực cần thiết cho việc thiết lập, áp dụng, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý ATTP.
  • 7.3.c. Tổ chức phải đảm bảo rằng người thực hiện công việc dưới sự kiểm soát của tổ chức nhận thức được về đóng góp của họ cho hiệu lực của hệ thống quản lý ATTP, bao gồm cả lợi ích của kết quả thực hiện được cải tiến;
  • 9.1.2.b. xác định nhu cầu cập nhật hoặc cải tiến HTQL ATTP;
  • 9.3.2.g. Xem xét của lãnh đạo phải được hoạch định và thực hiện để xem xét các cơ hội cải tiến.
  • 9.3.3.a. Đầu ra của việc xem xét của lãnh đạo phải bao gồm các quyết định và hành động liên quan đến các cơ hội cải tiến;
  • 10. Cải tiến liên tục

Cải tiến các hoạt động đối với FSMS có thể nằm trong phạm vi từ các cải tiến liên tục bước nhỏ tại cơ sở làm việc đến các cải tiến lớn toàn bộ tổ chức. Cải tiến liên tục là một trong những kết quả chính của việc xem xét của lãnh đạo tổ chức.

Tổ chức cần xác định mục tiêu để cải tiến quá trình, cơ cấu tổ chức, và các hệ thống quản lý của mình thông qua phân tích dữ liệu để trở nên tốt hơn khi phân phối kết quả đầu ra dự kiến.

Tổ chức cần đảm bảo rằng cải tiến liên tục được thiết lập như văn hóa an toàn thực phẩm của tổ chức. Điều này có thể đạt được, ví dụ:

  • Tạo cơ hội cho các nhân viên trong tổ chức tham gia vào các hoạt động cải tiến,
  • Cung cấp các nguồn lực cần thiết;
  • Thiết lập hệ thống thừa nhận và ghi nhận phần thưởng cho cải tiến;
  • Đảm bảo việc cải tiến liên tục tính hiệu lực và hiệu quả của bản thân quá trình cải tiến.

Tổ chức có thể khuyến khích cập nhật và cải tiến thông qua học hỏi

CẢI TIẾN THÔNG QUA VIỆC HỌC HỎI

Đối với tổ chức để duy trì thành công các FSMS thì cần chấp nhận “học tập như một tổ chức” và “học cách tích hợp các khả năng của các cá nhân với khả năng của tổ chức”. “Học tập như một tổ chức” bao hàm xem xét:

  • Thu thập thông tin từ các sự kiện và nguồn lực nội bộ và bên ngoài liên quan đến FSMS, bao gồm cả câu chuyện thành công và thất bại;
  • Đạt được cái nhìn sâu sắc thông qua các phân tích chuyên sâu thông tin thu thập. “học cách tích hợp các khả năng của các cá nhân với khả năng của tổ chức” đạt được bằng cách kết hợp các mô hình kiến thức, suy nghĩ và hành vi của nhân viên với giá trị của tổ chức. Điều này bao hàm xem xét:
  • Giá trị của tổ chức, dựa trên sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược của tổ chức;
  • Hỗ trợ các sáng kiến trong học tập và thể hiện sự lãnh đạo thông qua các hành vi lãnh đạo cao nhất;
  • Mô phỏng của mạng lưới, kết nối, tương tác và chia sẻ kiến thức cả bên trong và bên ngoài tổ chức;
  • Duy trì hệ thống học tập và chia sẻ kiến thức;
  • Thừa nhận, hỗ trợ và khen thưởng sự cải tiến năng lực của nhân viên, thông qua quá trình học tập và chia sẻ kiến thức;
  • Đánh giá cao sự sáng tạo, hỗ trợ sự đa dạng trong các ý kiến của các nhân viên khác nhau trong tổ chức.

Nhanh chóng tiếp cận và sử dụng, kiến thức có thể nâng cao khả năng của tổ chức để quản lý và duy trì thành công bền vững.

Làm thế nào để chứng minh?

Theo david Holve, việc cải tiến chia làm 3 loại:

  • Cải tiến bằng cách kiểm soát tốt hơn,
  • Cải tiến bằng cách sử dụng tốt hơn các nguồn lực,
  • Cải tiến bằng cách hiểu rõ hơn về nhu cầu của các bên liên quan.

Phát triển và thực hiện một quá trình xác định vai trò và trách nhiệm đối với:

  • Tìm kiếm cơ hội cải tiến
  • Đánh giá, ưu tiên và thực hiện các cơ hội cải tiến
  • Báo cáo
  • Lưu trữ hồ sơ

Đây là yêu cầu rất rộng, để thực hiện cải tiến bạn thủ thu thập các dữ liệu từ các quá trình được liệt kê ở trên, sau đó phân tích các dữ liệu đó xem cần phải cái tiếng cái gì để cho FSMS hoạt động hiệu quả hơn và đạt được đầu ra mông muốn của FSMS.

Xác định xem tổ chức của bạn có xác định cơ hội cải tiến và hệ thống quản lý hoạt động kém hiệu quả bằng cách sử dụng đầu ra dữ liệu từ các quy trình của mình hay không, chẳng hạn như phân tích và đánh giá dữ liệu, kiểm toán nội bộ, đánh giá quản lý và sử dụng các công cụ và phương pháp phù hợp để hỗ trợ xác thực kết quả.

Đảm bảo rằng tổ chức của bạn đã thực hiện các cơ hội được xác định để cải thiện một cách có kiểm soát.

Bạn nên tìm kiếm mục tiêu rằng tổ chức của bạn đã thực hiện một quy trình, với các phương pháp, kỹ thuật và định dạng phù hợp để xác định các khu vực kém hiệu quả hoặc cơ hội để cải thiện.

Các quy trình luôn có thể được thực hiện hiệu quả và hiệu quả hơn, ngay cả khi họ đang sản xuất các sản phẩm phù hợp. Mục đích của một chương trình cải tiến liên tục là tăng tỷ lệ thỏa mãn khách hàng bằng cách xác định các khu vực cần cải thiện. Nó yêu cầu tổ chức lên kế hoạch cho các hệ thống cải tiến và phải tính đến nhiều hoạt động khác có thể được sử dụng trong quá trình cải tiến.

Bạn sẽ được yêu cầu đảm bảo rằng bạn liên tục cải thiện mức độ mà các sản phẩm và dịch vụ của bạn đáp ứng yêu cầu của khách hàng và để đo lường hiệu quả của các quy trình của bạn.

Để kết thúc này, nguyên tắc cải tiến liên tục ngụ ý rằng bạn nên áp dụng thái độ luôn luôn cải thiện và các tổ chức của bạn nên phát triển các kỹ năng và công cụ cần thiết để thúc đẩy cải tiến.

Chu trình PDCA là một cách hoàn hảo để thực hiện chương trình cải tiến liên tục cho các hoạt động của tổ chức của bạn. Mỗi bước để cải thiện có thể được xác định bởi bốn bước phụ, Lập kế hoạch, Thực hiện, Kiểm tra và Hành động:

LÃNH ĐẠO CAO NHẤT ĐẢM BẢO RẰNG TỔ CHỨC KHÔNG NGỪNG NÂNG CAO HIỆU LỰC CỦA HTQL ATTP

Tiêu chuẩn yêu cầu

Lãnh đạo cao nhất đảm bảo rằng tổ chức không ngừng nâng cao hiệu lực của HTQL ATTP thông qua việc sử dụng việc trao đổi thông tin, xem xét của lãnh đạo, đánh giá nội bộ, phân tích kết quả hoạt động thẩm tra, xác nhận hiệu lực các biện pháp kiểm soát và phối hợp các biện pháp kiểm soát, hành động khắc phục và cập nhật HTQL ATTP (10.2).

Điều này có nghĩa là gì?

Để thực hiện cải tiến liên tục nâng cao hiệu lực của HTQL ATTP  thì lãnh đạo phải xem xét lại kết quả quá trình trao đổi thông tin nội bộ và bên ngoài để tìm ra những gì cần bất cập phải cải tiến để đạt được hiệu quả hơn. Các thông tin nội bao gồm các phàn nàn của nhân viên về thiếu nguồn lực, các báo cáo nội bộ về việc kiểm soát các quá trình, … và các thông tin bên ngoài như là các phàn nàn, khiếu nại của khách hàng, các yêu cầu mới của các bên liện quan (pháp luật, …) … Ngoài ra việc đảm bảo rằng có đủ thông tin bên ngoài để cập nhật FSMS. Đảm bảo rằng các vấn đề có ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm được thông báo với nhân viên.

Kết quả xem xét lãnh đạo: sau khi xem xét lãnh đạo, những vấn đề cần phải cải tiến phải được thực hiện (xem phần giải thích điều khoản 9.3). Đầu ra của xem xét FSMS của lãnh đạo phải bao gồm các quyết định cải tiến. Mục tiêu an toàn thực phẩm mới và chính sách an toàn thực phẩm cập nhật.

Đánh giá nội bộ là nguồn quan trọng cho việc cải tiến hệ thống ATTP, các phát hiện đánh giá là cơ sở để lãnh đạo nhìn lại và đưa ra các giải pháp cải tiến hiệu lực của HTQL tốt hơn.

Kết quả phân tích dữ liệu thẩm tra cũng là dư liệu quan trọng cho các hoạt động cải tiến hệ thống FSMS, kết quả thẩm tra cho thấy những quá trình nào đang vận hành có hiệu lực và những quá trình nào đang có vấn đề, từ đó lãnh đạo sẽ đưa ra các quyết định để nâng cao hiệu lực FSMS. Chẳng hạng như quá trình thẩm tra cho thấy xu hướng các động vật gây hại đang có xu hướng tăng dần và điều tra cho thấy các cơ sở hạ tầng xuống cấp, cần bảo trì toàn diện thì điều này là quyết định của lãnh đạo. Hãy hành động sau khi xác định xu hướng có thể tạo ra các sản phẩm có khả năng không an toàn.

Kết quả xác nhận giá trị sử dụng của các biện pháp kiểm soát (xác hiệu lực biện pháp kiểm soát): là quá trình được thực hiện trước một hoạt động để xác định liệu chúng có mang lại kết quả như mong muốn hay không? quá trình xác nhận giá trị sử dụng cho thấy mức độ đạt được kết quả như mong muốn của biện pháp kiểm soát, trong trường hợp kết quả xác nhận giá trị sử dụng cho thấy khả năng đạt được kết quả như mong muốn không cao thì lãnh đạo phải xem xét cải tiến hoặc đầu tư một nguồn lực cho một biện pháp có khả năng đạt được mục tiêu cao hơn.

Bản chất hành động khắc phục là một quá trình cải tiến, việc xem xét lại hành động khắc phục sẽ giúp lãnh đạo nhìn thấy những vấn đề lập đi lập lại, những vấn đề riêng lẽ nhưng kết hợp lại với nhau sẽ mang tính chất hệ thống và điều này cần phải cải tổ lại thì lãnh đạo cao nhất phải đưa ra những quyết định cải tiến kịp thời. Ví dụ như khi xem xét hành động khắc phục tất cả phân xưởng, lãnh đạo thấy rằng các điểm không phù hợp điều có nguyên nhân là các người mới chưa rõ quy trình nên làm sai, điều này cho thấy rằng quá trình đạo tạo người mới không hiệu lực do đó cần phải xây dựng lại quy trình đào tạo người mới và xác nhận cách thức đánh giá hiệu lực quá trình đào tạo.

Việc nhận nhật hệ thống cũng cho thấy rằng chúng ta đã xay ra những vấn đề gì hay chúng ta đã cải tiến những gì. Việc xem xét kết quả cập nhật hệ thống sẽ giúp lãnh đạo nhìn ra các vấn đề còn tồn tại của hệ thống cần phải cải tiến hoặc sửa đổi cho phù hợp.

Ngoài các yêu cầu cải tiến của tiêu chuẩn, bạn cũng nên cân nhắc thêm các kết quả đánh giá của các bên liên quan như khách hàng, cơ quan pháp luật, các phản hồi từ khách hàng, nhà cung cấp, …

Làm thế nào để chứng minh?

Trong yêu cầu này, tất cả các vấn đề được đề cập trong điều khoản này điều nằm trong việc xem xét của lãnh đạo, vì vậy sau khi xem xét các nội dung của đầu vào lãnh đạo thì đầu ra của xem xét là các yêu cầu cải tiến FSMS, bạn phải chỉ ra rằng cần phải làm gì để hệ thống hiệu lực hơn.

Sau khi tìm ra cơ hội cải tiến, lãnh đạo phải phân công người làm và đặt ra mục tiêu cải tiến cho từng vấn đề. Từ mục tiêu này các nhóm cải tiến lập chương trình cải tiến theo chương trình PDCA. Kết quả cải tiến phải báo cáo cho lãnh đạo trong lần xem xét tiếp theo.

10.3.  CẬP NHẬT HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM

LÃNH ĐẠO CAO NHẤT PHẢI ĐẢM BẢO RẰNG HTQL ATTP ĐƯỢC CẬP NHẬT LIÊN TỤC

Tiêu chuẩn yêu cầu

Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng HTQL ATTP được cập nhật liên tục. Để đạt được điều này, nhóm an toàn thực phẩm phải đánh giá HTQL ATTP trong khoảng thời gian đã định. Nhóm này phải xem xét liệu có cần phải xem lại phân tích mối nguy, kế hoạch kiểm soát mối nguy đã được thiết lập và các PRP đã được thiết lập  (10.3).

Điều này có nghĩa là gì?

Trong yêu cầu này tiêu chuẩn nhấn mạnh lãnh đạo cao nhất là người chịu trách nhiệm cho việc cập nhật FSMS, tuy nhiên không yêu cầu Lãnh đạo cao nhất phải làm mà phải thúc đẩy nhóm ATTP thực hiện.

Đánh giá (Evaluation – điều khoản 9.1.2) bao gồm tất cả việc xác định và hiểu một quá trình cụ thể và sau đó sẵn sàng thiết kế lại và cải tiến quá trình hoặc thực hiện các thay đổi cần thiết trong quá trình để mang lại hiệu quả cải tiến. Mục đích đánh giá là để xem chúng có vận hành đúng như hoạch định hay không? nếu không thì tìm hiểu nguyên nhân tại sao? đôi khi việc vận hành đã thay đổi tuy nhiên hệ thống tài liệu chưa cập nhật kịp thời.

Tiêu chuẩn yêu cầu phải đánh giá trong những khoản thời gian đã định, nghĩa là phải có kế hoạch đánh giá hệ thống với những tầng suất đã định sẵn. Thông thường trong các quy trình thường có quy định thời gian thẩm tra và thời gian đánh giá dữ liệu, việc quy định thời gian này là phù hợp với yêu cầu này. Trong trường hợp quy trình không quy định thì bạn phải tự quy định trong một kế hoạch đánh giá hệ thống cụ thể.

Việc xem xét các mối nguy, biện pháp kiểm soát mối nguy (kế hoạch HACCP) và các PRP là nhằm ra soát lại có những yếu tố đã thay đổi mà chúng ta chưa cập nhật lại kịp thời, chẳng hạn như phát sinh nhà cung cấp mới, nguyên liệu mới, thay đổi quy trình, thay đổi các giới hạn, thay đổi con người, thay đổi mức độ rủi ro, …. mà chúng ta chưa kịp cập nhật lại vào hệ thống.

Yêu cầu này đòi hỏi ban lãnh đạo cao nhất phải hợp tác chặt chẽ với đội an toàn thực phẩm để thực hiện đều đặn các hoạt động đổi mới đang diễn ra cho FSMS . Cần lưu ý rằng theo định nghĩa trong Phần 3.43 thì cập nhật là các hoạt động ngay lập tức và / hoặc đã hoạch định để đảm bảo sử dụng các thông tin mới nhất. Tức thì nghĩa là có tahy đổi thì phải cập nhật ngay, theo kế hoạch là định kỳ đánh giá lại để xem liệu có những thay đổi nào chưa được cập nhật để cập nhật lại cho phù hợp nhằm đảm bảo thông tin là mới nhất và phù hợp nhất đang lưu hành.

Làm thế nào để chứng minh?

Đầu tiên, tổ chức phải thiết lập một kế hoạch đánh giá (Evaluation) FSMS của bạn theo những tần suất nhất định, ví dụ như 3 tháng, 6 tháng, …

Sau đó xác định những nội dung cần đánh giá chính, các nội dung này chủ yếu nằm điều khoản 8, sau đó đánh giá việc thực hiện hệ thống quản lý xem có những gì đã thay đổi so với hoạch định trước đó.

Tiến hành cập nhật các thay đổi này vào hệ thống, ví dụ như phân tích lại mối nguy, phân tích thêm nhà cung cấp, cập nhật biện pháp kiểm soát, …

CÁC HOẠT ĐỘNG CẬP NHẬT ĐƯỢC DỰA TRÊN ĐẦU VÀO TỪ TRAO ĐỔI THÔNG TIN VỚI BÊN NGOÀI VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN NỘI BỘ

Tiêu chuẩn yêu cầu

Các hoạt động cập nhật được dựa trên: a) đầu vào từ trao đổi thông tin với bên ngoài và trao đổi thông tin nội bộ (10.3.a).

Điều này có nghĩa là gì?

Trao đổi thông tin là nguồn quan trọng để cập nhật FSMS, các báo cáo của cấp dưới về sự thay đổi cũng như những sự điều chỉnh trong quá trình vận hành là đầu vào cho việc cập nhật hệ thống quản lý, bạn phải rà soát những thông tin nội bộ này để xem những cái gì đã thay đổi mà chưa cập nhật hoặc những gì cần thay đổi và cập nhật lại;

Các thay đổi từ thông tin bên ngoài như từ nhà cung cấp (vùng trồng mới, công nghệ thay đổi, nhà cung cấp mới, …), các thay đổi từ luật pháp sở tại hoặc nơi tiêu thụ, các yêu cầu từ khách hàng, đối tượng sử dụng hoặc các tiêu chuẩn mới từ các hiệp hội, hay các thông tin về mối nguy mới hoặc những tình huống ngộ độc của những sản phẩm tương tự của mình.

Làm thế nào để chứng minh?

Tổ chức phải định kỳ rà soát các thay đổi trên để cập nhật lại hệ thống kịp thời.

CÁC HOẠT ĐỘNG CẬP NHẬT ĐƯỢC DỰA TRÊN ĐẦU VÀO TỪ CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN SỰ PHÙ HỢP, ĐẦY ĐỦ VÀ HIỆU LỰC CỦA HTQL ATTP

Tiêu chuẩn yêu cầu

Các hoạt động cập nhật được dựa trên: b) đầu vào từ các thông tin khác liên quan đến sự phù hợp, đầy đủ và hiệu lực của HTQL ATTP (10.3.b).

Điều này có nghĩa là gì?

Các thông tin liên quan đến sự phù hợp, sự đầy đủ và hiệu lực của FSMS, Ví dụ: phân tích xu hướng, số điểm không phù hợp, khiếu nại của khách hàng, quan sát từ các hoạt động hàng ngày.

Các vấn đề này chỉ ra rằng sẽ có những thay đổi của hệ thống, bạn xem xét liệu những thay đổi đã được thực hiện có cập nhật lên hệ thống hay chưa? và liệu có cần thay đổi và cập nhất mới hay không?

Làm thế nào để chứng minh?

Tổ chức phải định kỳ rà soát các thay đổi trên để cập nhật lại hệ thống kịp thời.

CÁC HOẠT ĐỘNG CẬP NHẬT ĐƯỢC DỰA TRÊN ĐẦU RA TỪ VIỆC PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THẨM TRA

Tiêu chuẩn yêu cầu

Các hoạt động cập nhật được dựa trên: c) đầu ra từ việc phân tích kết quả hoạt động thẩm tra (10.3.c).

Điều này có nghĩa là gì?

Thẩm tra là xác định xem liệu biện pháp đó đang áp dụng có hiệu quả hay không? kết quả thẩm tra sẽ chỉ ra những cái nào chưa hiệu quả cần phải cải tiến hoặc thay đổi, khi các thay đổi hoặc cải tiến này được thực hiện thì bạn phải xem xét liệu chúng có được cập nhật hay chưa? Các hoạt động thẩm tra FSMS có thế là đánh giá (nội bộ/bên ngoài), thẩm tra PRP và kế hoạc HACPP sẽ chỉ ra các nhu cầu cụ thể để cập nhật như kế hoạch HACCP, kế hoạch OPRP, PRP,…

Các dữ liệu phân tích các hoạt động kiểm tra xác nhận sẽ cho thấy xu hướng hoặc hiệu lực các hành động kiểm soát, chúng là cơ sở cho việc cập nhật FSMS.

Làm thế nào để chứng minh?

Tổ chức phải định kỳ rà soát các thay đổi trên để cập nhật lại hệ thống kịp thời.

CÁC HOẠT ĐỘNG CẬP NHẬT ĐƯỢC DỰA TRÊN ĐẦU RA TỪ XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO

Tiêu chuẩn yêu cầu

Các hoạt động cập nhật được dựa trên: d) đầu ra từ xem xét của lãnh đạo (10.3.d).

Điều này có nghĩa là gì?

Đầu ra của xem xét lãnh đạo là các cơ hội cải tiến FSMS, bạn rà soát các quyết định thay đổi này để xem những thay đổi đó cần phải cập nhật lại FSMS hay không và chúng đã cập nhật kịp thời hay chưa.

Các yêu cầu cập nhật như nhu cầu đối với các nguồn lực, thay đổi chính sách an toàn thực phẩm và các mục tiêu liên quan…

Làm thế nào để chứng minh?

Tổ chức phải định kỳ rà soát các thay đổi trên để cập nhật lại hệ thống kịp thời.

CÁC HOẠT ĐỘNG CẬP NHẬT HỆ THỐNG PHẢI ĐƯỢC LƯU THÀNH THÔNG TIN DẠNG VĂN BẢN LÀM ĐẦU VÀO CHO VIỆC XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO

Tiêu chuẩn yêu cầu

Các hoạt động cập nhật hệ thống phải được lưu thành thông tin dạng văn bản làm đầu vào cho việc xem xét của lãnh đạo (10.3).

Điều này có nghĩa là gì?

Tiêu chuẩn yêu cầu bạn phải lưu lại và tổng hợp báo cáo cho lãnh đạo trong lần xem xét gần nhất.

Làm thế nào để chứng minh?

Bạn lưu lại các nội dung cập nhật và báo cáo cho lãnh đạo trong biên bản xem xét của lãnh đạo.

Tài liệu tham khảo chính:

  1. Food Safety Management Programs – Debby L. Newslow, CRC Press copyright 2014
  2. Food Safety in the Seafood Industry – Nuno F. Soares, Cristina M. A. Martins, António A. Vicente, copyright 2016 by John Wiley & Sons, Ltd.  
  3.  TCVN ISO/TS 22004:2015 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – hướng dẫn áp dụng TCVN ISO 22000

————————————————-

Nguyễn Hoàng Em

Categories: ISO 22 000 : 2018

About Author

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.