4.3 XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM
XÁC ĐỊNH RANH GIỚI VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA FSMS (4.3)
Tiêu chuẩn yêu cầu
Tổ chức phải xác định ranh giới và khả năng áp dụng HTQL ATTP để thiết lập phạm vi. Phạm vi phải xác định cụ thể: các sản phẩm và dịch vụ, quá trình và địa điểm sản xuất được đưa vào HTQL ATTP.
Phạm vi này phải bao gồm: các hoạt động, các quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ mà có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm của sản phẩm cuối cùng.
Điều này có nghĩa là gì?
- Ranh giới: có nghĩa là đường phân giới hạn giữa hai bên, ranh giới áp dụng của FSMS là xác định đường phân giới hạn giữa những khu vực, quá trình, sản phẩm, phòng ban áp dụng FSMS và không áp dụng FSMS. Ranh giới có 3 loại, một ranh giới về địa lý (địa điểm áp dụng), hai là ranh giới về tổ chức (phòng ban, nhà xưởng nào áp dụng) và ba là ranh giới về sản phẩm và quá trình (quá trình nào, sản phẩm nào được áp dụng) mà FSMS áp dụng, đặc biệt khi tổ chức này là một phần của một tổ chức lớn hơn thì ranh giới nào phải rỏ ràng. Một tổ chức có quyền tự quyết định và linh hoạt để xác định ranh giới của tổ chức. Tổ chức có thể chọn áp dụng tiêu chuẩn này trong toàn bộ tổ chức, hoặc chỉ (một) (những) bộ phận cụ thể của tổ chức, miễn là lãnh đạo cao nhất cho rằng (những) bộ phận (đó) có quyền hạn để thiết lập một hệ thống quản lý man toàn thực phẩm.
- Khả năng là có khả năng phải áp dụng để đạt được mục đích của HTQLATTP. Sau khi xác định được ranh giới các quá trình, khu vực và các đơn vị tổ chức phải áp dụng FSMS, tiếp theo chúng ta tiến hành xác định các phòng ban nào, các quá trình nào, các sản phẩm nào có khả năng phải áp dụng để đảm bảo đạt được mục đích FSMS.
- Xác định có nghĩa là đưa ra kết quả cụ thể, rõ ràng và chính xác sau khi nghiên cứu, tìm tòi, tính toán kỹ lưỡng.
Tiêu chuẩn yêu cầu tổ chức phải đưa ra kết quả cụ thể, rõ ràng và chính xác về phạm vi của FSMS sau khi tìm hiểu, nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng các ranh giới và khả năng áp dụng của các hoạt động, các quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ mà có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm của sản phẩm cuối cùng.
Làm thế nào để chứng minh?
Trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định phạm vi của FSMS của bạn.
- Những sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ nào được bao gồm trong phạm vi của FSMS của bạn?
- Cơ sở sản xuất và địa điểm nào?
- Những yêu cầu theo luật định và quy định áp dụng?
Phạm vi sẽ xác định chính xác những gì được bao gồm trong hệ thống an toàn thực phẩm của bạn.
Phạm vi FSMS cảu bạn phải giải quyết mọi yêu cầu theo luật định hoặc quy định áp dụng cho các sản phẩm hoặc quy trình của bạn. Những điều này sẽ thay đổi từ công ty đến công ty và quốc gia; nghĩa vụ của công ty bạn là xác định các yêu cầu áp dụng và giải quyết những yêu cầu này trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của bạn. Ngoài các yêu cầu theo luật định và quy định, bạn cũng phải giải quyết bất kỳ yêu cầu nào của khách hàng.
KHI XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA FSMS PHẢI XEM XÉT 4.1 (4.3.a)
Tiêu chuẩn yêu cầu
Khi xác định phạm vi này, tổ chức phải xem xét: a) các vấn đề bên ngoài và nội bộ nêu trong 4.1;
Điều này có nghĩa là gì?
Trước khi xác định phạm vi FSMS, bạn phải nhìn lại những vấn đề nội bộ và bên ngoài đang tồn tại, những cơ hội và những thách thức gì chúng ta đang gặp phải để xác định được chính xác phạm vi FSMS của chúng ta.
Trong bối cảnh rổ chức có thể chỉ ra những nhược điểm về cơ sở hạ tầng, về nguồn nhân lực hoặc tài chính, đôi khi có thể là vị trí địa lý.
Làm thế nào để chứng minh?
Tiêu chuẩn không yêu cầu để lại thông tin dạng văn bản về đã xem xét các vấn đề bên ngoài khi xác định phạm vi FSMS, tiêu chuẩn chỉ yêu cầu để lại thông tin dạng văn bản về phạm vi của FSMS.
Việc chứng minh đã xem xét bối cảnh tổ chức chủ yếu thông qua trao đổi với lãnh đạo cao nhất, người đại diện FSMS. Chính vì vậy, khi thiết lập phạm vi hệ thống FSMS thì lãnh đạo cao nhất và nhóm quản lý an toàn thực phẩm phải nắm rõ các vấn đề này và sẵn sàng trả lời các câu hỏi lên quan đến bối cảnh tổ chức.
KHI XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA FSMS PHẢI XEM XÉT 4.2 (4.3.b)
Tiêu chuẩn yêu cầu
Khi xác định phạm vi này, tổ chức phải xem xét: b) các yêu cầu nêu trong 4.2.
Điều này có nghĩa là gì?
Khi xác định phạm vi FSMS bạn phải xác định rằng với những yêu cầu của các bên liên quan đó thì mình cần làm gì để đáp ứng, từ việc cần làm gì thì chúng ta xác định những hoạt động và quá trình nào liên quan việc cần làm đó. Chính việc xác định những quá trình và hoạt động liên quan đến việc cần làm là xác định ranh giới của FSMS.
Một trong những mục đích của FSMS là đáp ứng yêu cầu các bên liên quan, chính vì vậy phạm vi của chúng phải bao phủ toàn bộ các hoạt động liên quan đến các yêu cầu của các bên liên quan.
Làm thế nào để chứng minh?
Việc đầu tiên cần làm là bạn xem xét đến tất cả những yêu cầu của các bên liên quan mà bạn phải tuân thủ, sau đó xác định các quá trình, hoạt động, sản phẩm nào có liên quan đến các yêu cầu này. Từ các quá trình đã được xác định, chúng là cơ sở để bạn xác định ranh giới và khả năng áp dụng cho FSMS của bạn.
DUY TRÌ THÔNG TIN DẠNG VĂN BẢN VỀ PHẠM VI FSMS (4.3)
Tiêu chuẩn yêu cầu
Phạm vi phải sẵn có và được duy trì dưới dạng thông tin được lập thành văn bản.
Điều này có nghĩa là gì?
Từ sẵn có nói lên khi cần thông tin về phạm vi phải có, ví dụ sẵn có cho cơ quan chứng nhận, cho cơ quan quản lý an toàn thực phẩm công, bên liên quan, cổ đông và các bên bên ngoài, đồng thời cho phép bạn liên tục xem xét và cải thiện phạm vi FSMS…
Duy trì nói lên đây là một tài liệu chứ không phải hồ sơ, tài liệu thì luôn được xem xét và cập nhật kịp thời. Vì sau chúng không phải là hồ sơ nghĩa là bằng chứng chúng ta đã thực hiện xác định phạm vi của FSMS mà phải là tài liệu? Lý do đơn giản là phạm vi FSMS phụ thuộc vào Bối cảnh tổ chức và các bên liên quan, mà các Bối cảnh tổ chức và các bên liên quan luôn thay đổi nên đòi hỏi phạm vi của FSMS phải được xem xét và cập nhật lại để phù hợp các yêu cầu này.
Làm thế nào để chứng minh?
Bạn phải sãn có và lập thành văn bản phạm vi của FSMS của bạn.
Tính sẵn có có thể hiện thông quan trang website, bản thông tin nội bộ, …
Dưới đây là mô tả scope dùng để chứng nhận HTQL ATTP theo ISO 22000:2018 (lưu ý mã scope này dùng để chứng nhận, không phải là scope tham khảo để xây dựng scope cho doanh nghiệp).
Phân nhóm chính | Phân nhóm phụ | Sự mô tả | Ví dụ về các hoạt động được bao gồm và sản phẩm | Tài liệu chuẩn |
A | AI | Nuôi trồng động vật cho thịt / sữa /trứng / mật ong | Nuôi động vật được sử dụng để sản xuất thịt, sản xuất trứng, sản xuất sữa hoặc sản xuất mật ong (liên kết đóng gói và lưu trữ trang trại). | |
AII | Nuôi cá và hải sản | Nuôi cá và hải sản được sử dụng để sản xuất thịt (liên kết đóng gói và lưu trữ trang trại). | ||
C
|
CI | Chế biến các sản phẩm động vật dễ hỏng | Giết mổ, tẩy lông, tẩy lông, cắt, cắt, phân loại, rửa, thanh trùng, cắt tỉa, đóng rắn, lên men, hút thuốc, đông lạnh, làm lạnh, làm lạnh, đánh vảy.
Ví dụ về sản phẩm cuối cùng: cá, thịt, thịt gia cầm, trứng, các sản phẩm sữa đông lạnh và / hoặc ướp lạnh và các sản phẩm cá / hải sản. |
|
CII | Chế biến các sản phẩm thực vật dễ hư hỏng | Khử vỏ, sấy khô, đóng gói, phân loại, rửa, tráng, vẩy, cắt tỉa, cắt lát, thanh trùng, rang, đánh vảy, lột, khử vỏ, làm lạnh, làm lạnh, đông lạnh và sản phẩm cuối cùng.
Ví dụ về sản phẩm cuối cùng: ướp lạnh hoặc đông lạnh, ví dụ: trái cây tươi, nước ép tươi, rau, ngũ cốc, các loại hạt và đậu, thay thế thịt dựa trên nguyên liệu thực vật (ví dụ: đậu nành) |
||
CIII | Chế biến các sản phẩm động vật và thực vật dễ hỏng (sản phẩm hỗn hợp) | Trộn, nấu, đóng gói, làm lạnh, làm lạnh, đông lạnh
Sản phẩm cuối cùng, ví dụ: sản phẩm hỗn hợp, pizza, lasagna, bánh sandwich, bánh bao, các bữa ăn sẵn. |
||
CIV | Chế biến các sản phẩm định hình (đống hộp) (Processing of
ambient stable products) |
Trộn, nấu, đóng gói, đóng chai, ủ, sấy, ép, xay, trộn, rang, tinh chế, tập hợp, chưng cất, sấy khô, đóng hộp, thanh trùng, khử trùng.
Ví dụ về sản phẩm cuối cùng: sản phẩm đóng hộp, bánh quy, bánh mì, đồ ăn nhẹ, dầu, nước uống, đồ uống có cồn và không cồn, mì ống, bột mì, đường, muối thực phẩm, các sản phẩm từ sữa có thời hạn sử dụng dài, bơ thực vật. |
ISO 22000: 2018,
ISO / TS 22002-1: 2009, FSSC 22000 Yêu cầu bổ sung |
|
D
|
DI | Sản xuất thức ăn chăn nuôi | Sản xuất sản phẩm đơn hoặc hỗn hợp, dù là chế biến, bán sơ chế hay sống, được dùng để cung cấp cho động vật sản xuất thực phẩm | ISO 22000: 2018,
ISO / TS 22002-6: 2016, FSSC 22000 Yêu cầu bổ sung |
DIIa | Sản xuất thức ăn vật nuôi (chỉ cho chó và
mèo). |
Sản xuất một hoặc nhiều sản phẩm, cho dù được chế biến, bán sơ chế hoặc thô, được dự định sẽ được cung cấp cho động vật sản xuất phi thực phẩm là chó và chuồng.
Ví dụ: Thức ăn vật nuôi khô và ướt, xử lý, làm lạnh, ướp lạnh, đông lạnh và ổn định môi trường xung quanh. |
ISO 22000: 2018,
ISO / TS 22002-1: 2009, FSSC 22000 Yêu cầu bổ sung |
|
DIIb | Sản xuất
thức ăn vật nuôi (cho vật nuôi khác). |
Sản xuất một hoặc nhiều sản phẩm, cho dù được chế biến, bán sơ chế hoặc thô, được dự định sẽ được cung cấp cho động vật sản xuất không phải thực phẩm khác ngoài chó và chuồng.
Ví dụ: Thức ăn vật nuôi khô và ướt, xử lý, làm lạnh, ướp lạnh, đông lạnh và ổn định môi trường xung quanh. |
ISO 22000: 2018,
ISO / TS 22002-6: 2016, FSSC 22000 Yêu cầu b
|
|
E | EI | Dịch vụ ăn uống | Hoạt động trong nhà hàng, khách sạn, nhà ăn nơi làm việc, xử lý thực phẩm tại các địa điểm từ xa, vận chuyển và giao hàng trực tiếp đến người tiêu dùng. Các hoạt động cho các cửa hàng cà phê, xe tải thực phẩm và phục vụ sự kiện. | ISO 22000: 2018,
ISO / TS 22002-2: 2013, FSSC 22000 Yêu cầu bổ sung |
F
|
FI
|
Bán buôn bán lẻ
|
Hoạt động: nhận, chọn, lưu trữ, trưng bày các sản phẩm thực phẩm, gửi, vận chuyển và giao hàng
Ví dụ: siêu thị; đại siêu thị; cửa hang tiện lợi; tiền mặt và mang theo; cửa hàng đại chúng / câu lạc bộ, bán buôn cho nhà hàng |
ISO 22000: 2018, BSI / PAS 221: 2013, FSSC 22000 Yêu cầu bổ sung
|
G | GI | Cung cấp dịch vụ vận chuyển và lưu trữ cho thực phẩm và thức ăn dễ hỏng. | Vận chuyển và lưu trữ với nhiệt độ làm mát, làm lạnh hoặc đông lạnh. Các hoạt động bổ sung như đóng gói lại sản phẩm đóng gói, đóng băng và tan băng. | ISO 22000: 2018,
NEN / NTA 8069: 2016, FSSC 22000 Yêu cầu bổ sung |
GII | Cung cấp dịch vụ vận chuyển và lưu trữ cho thực phẩm và thức ăn ổn định xung quanh. | Vận chuyển và lưu trữ.
Các hoạt động bổ sung như đóng gói lại sản phẩm đóng gói. |
ISO 22000: 2018,
NEN / NTA 8069: 2016, FSSC 22000 Yêu cầu bổ sung |
|
I | I
|
Sản xuất bao bì thực phẩm và vật liệu đóng gói. | Tất cả các hoạt động sản xuất nhựa, thùng carton, giấy, kim loại, thủy tinh, gỗ và các vật liệu khác được sử dụng làm vật liệu đóng gói trong ngành công nghiệp thực phẩm / thức ăn chăn nuôi.
Ví dụ: chai, hộp, lọ, thùng, nút chai, lon; các thiết bị để đóng các vật liệu đóng gói như băng keo, dải nhựa hoặc các thiết bị khác khi nhà sản xuất có thể chứng minh rằng chúng thuộc về vật liệu đóng gói thực phẩm / thức ăn; Sản xuất nhãn với tiếp xúc thực phẩm trực tiếp. |
ISO 22000: 2018,
ISO / TS 22002-4: 2013, FSSC 22000 Yêu cầu bổ sung
|
K | K | Sản xuất hóa chất sinh học | Trộn, nấu, đóng gói, chưng cất, sấy khô, đóng hộp, khử trùng cho tất cả các sản phẩm ở nhiệt độ môi trường, lạnh và đông lạnh.
Sản phẩm cuối cùng: ví dụ: phụ gia thực phẩm và thức ăn, vitamin, khoáng chất, nuôi cấy sinh học, hương liệu, enzyme và chất hỗ trợ chế biến, khí làm thành phần và / hoặc khí đóng gói. |
ISO 22000: 2018,
ISO / TS 22002-1: 2009, FSSC 22000 Yêu cầu bổ sung |
4.4 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Tiêu chuẩn yêu cầu
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện, duy trì, cập nhật và cải tiến liên tục HTQL ATTP, bao gồm các quá trình cần thiết và tương tác của chúng, phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Điều này có nghĩa là gì?
Thiết lập là xây dựng một chương trình để bắt đầu một cái gì đó sẽ tồn tại trong một thời gian dài hoặc để tạo một cái gì đó theo một cách cụ thể để đạt được mục tiêu hoặc được công nhận. Thiết lập các quá trình nghĩa là xây dựng một chương trình hoạt động cho các quá trình nhằm đảm bảo rằng các quá trình này luôn hoạt động trong điều kiện kiểm soát và tạo ra kết quả như dự định.
Thực hiện có nghĩa là làm theo những gì đã thiết lập trước đó để đạt được mục đích hoặc mục tiêu;
Kiểm soát là thực hiện các hành động để làm cho một thiết bị, hệ thống, quá trình, … hoạt động theo đúng cách bạn đã thiết lập cho chúng hoặc xem xét để phát hiện, ngăn chặn những gì trái với những điều đã được thiết lập cho chúng.
Duy trì là để giữ một cái gì đó luôn trong tình trạng đã được thiết lập cho nó và đạt được kết quả như dự kiến.
Thiết lập, thực hiện, kiểm soát và duy trì các quá trình cần thiết nghĩa là bạn phải xây dựng các chương trình thực hiện cho các quá trình liên quan đến FSMS và thực hiện các chương trình này một cách có hiệu lực để đảm bảo rằng các quá trình luôn hoạt động như dự kiến và luôn tạo ra kết quả mong đợi.
Quá trình cần thiết: là những quá trình theo yêu cầu của tiêu chuẩn này và các quá trình khác mà tổ chức xác định chúng cần để đảm bảo việc sản xuất và cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Tương tác đề cập đến cách thức kết quả đầu ra quá trình này tác động đến quá trình khác (ví dụ quá trình sau). Giả sử quá trình chần thịt trước khi nấu, nếu nước chần chúng ta cho nhiều muối thì thịt sau chần sẽ bị mận và có thể ảnh hưởng đến công đoạn ướp thịt phía sau (phải giảm vị mặn).
Làm thế nào để chứng minh?
Đây là một yêu cầu chung cho toàn bộ các quá trình của hệ thống FSMS, từng điều khoản tiếp theo sẽ cụ thể các quá trình cần thiết cho FSMS. Khi bạn đáp ứng được các yêu cầu của các điều khoản tiếp theo nghĩa là các quá trình chính được thiết lập.
————————————-
P/S Nếu bạn thấy bài viết này có ích cho bạn và người khác, hãy giúp tôi chia sẽ cho những người khác biết. Nếu bài viết chưa tốt vui lòng comment bên dưới để chúng tôi hoàn thiện lại. Cám ơn bạn rất nhiều!
Nguyễn Hoàng Em