PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT – ISO 9001:2015

PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT – ISO 9001:2015

CÁCH THIẾT LẬP MA TRẬN SWOT

 Ba yếu tố cấu tạo nên Ma trận SWOT, một là Ma trận các yếu tố bên trong (IF), hai là Ma trận các yếu tố bên ngoài (EF), ba là Ma trận các yếu tố cạnh tranh (CI).

1. Ma trận IF

Ma trận IF là nhầm đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trước khi đưa ra chiến lược hành động. Để hình thành một ma trận IF chúng ta cần thực hiện 5 bước như sau:

  • Bước 1: Lập danh mục từ 10 – 20 yếu tố , bao gồm những diểm mạnh, yếu cơ bản có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, tới những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
  • Bước 2: Xác định trọng số của các yếu tố theo tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng). Tầm quan trọng của những yếu tố này phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự thành công của doanh nghiệp trong ngành. Tổng số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0
  • Bước 3: Xác định trọng số cho từng yếu tố theo thành điểm từ 1 tới 4 , trong đó 4 là rất mạnh, 3 điểm là khá mạnh, 2 điểm là khá yếu, 1 điểm là rất yếu. Điểm mạnh phải chấm là 3 hoặc 4 điểm, điểm yếu chấm 1 hoặc 2 điểm. Tính điểm dự vào công ty, Cho trọng số thì dự vào tầm quan trọng trong ngành.

Về cách cho điểm phải có một tiêu chuẩn rõ ràng dựa trên phân tích dự liệu chứ không phải cảm tính, vì cảm tính cho ra dữ liệu không đánh tin cậy.

Cách thực hiện như sau: đầu tiên bạn phải xác định tiêu chí cho điểm như ví dụ minh hoạ ở bảng số 1, tiêu chí này dựa trên việc tham chiếu dữ liệu trong ngành hoặc các trang phân tích thị trường và có thể mua từ các công ty khảo sát. Sau đó, bạn phân tích dữ liệu môi trường nội bộ của tổ chức xem hiện tại mình đang ở đâu và so sánh đối chiếu với bảng tiêu chí cho điểm để biết số điểm hiện tại. Ví dụ: sau khi phân tích dữ liệu bán hàng, ta thấy tỷ lệ khách hàng trung thành là 52.15%, so vào bảng tiêu chí cho điểm ta dễ dàng biết được là 2 điểm.

 

Bảng 1: Tiêu Chí Cho Điểm

Thang điểm 1 2 3 4
Tỷ lệ nhân viên đạt yêu cầu trong mô tả công việc <90% ≥ 90% ≥ 95% 100%
Tỷ lệ nhân viên trung thành (làm việc từ 3 năm trở lên) < 50% ≥ 50% ≥ 60% ≥ 70%
Tỷ lệ khách hàng trung thành < 50% ≥ 50% ≥ 60% ≥ 70%

 

  • Bước 4: Nhân trọng số của từng yếu tố với điểm của chính nó để xác định số điểm của các yếu tố theo trọng số.
  • Bướ 5: Cổng số điểm của tất cả các yếu tố, để xác định tổng số điểm theo trọng số của tổ chức.

 

Đánh giá: Tổng số điểm theo trọng số cao nhất của tổ chức là 4 và thấp nhất là 1, Điểm trung bình theo trọng số là 2,5.

– Nếu tổng số điểm theo trọng số nhỏ hơn nhiều so với 2,5, công ty yếu về các yếu tố nội bộ.
– Nếu tổng số điểm theo trọng số lớn hơn nhiều so với 2,5, công ty mạnh về các yếu tố nội bộ.

2. Ma trận EF

Ma trận EF đánh giá các yếu tố bên ngoài, tổng hợp và tóm tắt những cơ hội và thách thức chủ yếu của môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được mức độ phản ứng của doanh nghiệp với những cơ hội, thách thức và đưa ra những nhận định về các yếu tố tác động bên ngoài là thuận lợi hay khó khăn cho công ty.

Cách thiết lập ma trận EF cũng giống như ma trận IF tuy nhiên, các điểm mạnh và điểm yếu được thay thế bằng các cơ hội và thách thức.

  • Bước 1: Lập một danh mục từ 10- 20 yếu tố cơ hội và thách thức chủ yếu mà bạn cho là có thể ảnh hưởng chủ yếu đến sự thành công của doanh nghiệp trong ngành/ lĩnh vực kinh doanh
  • Bước 2: Xác định trọng số của các yếu tố theo tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng). Tầm quan trọng của những yếu tố này phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự thành công của doanh nghiệp trong ngành. Tổng số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.
  • Bước 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của mỗi công ty với yếu tố, trong đó 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng yếu.
  • Bước 4:Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định điểm số của các yếu tố.
  • Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận.

Đánh giá: Tổng số điểm của ma trận không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố có trong ma trận, cao nhất là điểm 4 và thấp nhất là điểm 1

  • Nếu tổng số điểm là 4 thì công ty đang phản ứng tốt với những cơ hội và thách thức.
    Nếu tổng số điểm là 2,5 công ty đang phản ứng trung bình với những cơ hội và thách thức.
  • Nếu tổng số điểm là 1 , công ty đang phản ứng yếu kém với những cơ hội và thách thức .
  1. Ma trận CI

Thiết lập ma trận này nhằm đưa ra những đánh giá so sánh công ty với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong cùng ngành, sự so sánh dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành. Qua đó nó cho nhà Quản trị nhìn nhận được những điểm mạnh và điểm yếu của công ty với đối thủ cạnh tranh, xác định lợi thế cạnh tranh cho công ty và những điểm yếu cần được khắc phục. Để xây dựng một ma trận hình ảnh cạnh tranh cần thực hiện qua 05 bước:

  • Bước 1: Lập một danh sách khoảng 10 yếu tố chính có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành
  • Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 ( Không quan trọng) đến 1,0 ( Rất quan trọng) cho từng yếu tố . Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành . Tổng điểm số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0
  • Bước 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào khả năng của công ty với yếu tố, trong đó 4 là tốt, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình, 1 là yếu
  • Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định điểm số của các yếu tố .
  • Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận
    Đánh giá : So sánh tổng số điểm của công ty với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành để.
  1. Ma trận SWOT

Ma trận SWOT dựa trên bốn yếu tố cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu từ các ma trận IF, EF và CI. Điểm mạnh và điểm yếu lấy từ ma trận IF, 1 điểm và 2 điểm là điểm yếu, 3 điểm và 4 điểm là điểm mạnh. Cơ hội và thách thức lấy từ ma trận EF và CI, 1 điểm và 2 điểm là điểm thách thức, 3 điểm và 4 điểm là cơ hội.

Sau khi thêm vào đó chúng ta tiến hành phân tích và chọn chiến lược phù hợp.

  1. Ví dụ cụ thể

    Lấy ví dụ minh hoạ phân tích cụ thể, ở công ty sản xuất sản phẩm bánh kẹo ACB như sau:

  1. Bước 1:

Xác định các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp: Sau khi hợp thống nhất với các trưởng phòng ban liên quan, Ban giám đốc công ty chọn ra các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của doanh nghiệp như sau:

Về vấn đề nội bộ có 8 vấn đề như sau:

  • Đội ngũ nhân viên gắn bó
  • Hệ thống kênh phân phối mạnh và rộng
  • Hoạt động Marketing tốt
  • Ảnh hưởng không tốt của các lĩnh vực kinh doanh đến kinh doanh thực phẩm
  • Thương hiệu mạnh, sản phẩm đa dạng
  • Trình độ nguồn nhân lực chưa bắt kịp xu thế hội nhập
  • Khả năng tài chính mạnh
  • Thiết bị chưa sử dụng hết công suất

Về yếu tố bên ngoài có 10 yếu tố như sau:

  • Tiềm năng thị trường lớn
  • Sản phẩm đa dạng
  • Sự thay đổi nhu cầu dinh dưỡng cho thực phẩm cao cấp
  • Sự thay đổi trong lối sống của con người (nhu cầu thức ăn nhanh)
  • Chính sách khuyến khích xuất khẩu sản phẩm
  • Chính sách pháp luật ngày càng chuẩn hoá theo xu hướng gia nhập thị trường
  • Sự phát triển công nghệ
  • Sự chuyển dịch đầu tư nước này sang nước khác
  • Sự dịch chuyển lao động giữa các ngành
  • Hệ thống công nghệ thông tin phát triển mạnh

Về yếu tố cạnh tranh: công ty xác định có 2 đối thủ cạnh tranh trực tiếp là công ty bánh kẹo Bốn Mùa và Công ty bánh kẹo đường Quảng Ngãi, các yếu liên quan tính cạnh tranh là:

  • Thị phần
  • Khả năng cạnh tranh giá
  • Chất lượng
  • Mạng lưới phân phối
  • Hiệu quả Marketing
  • Lòng trung thành khách hàng
  • Sức mạnh tài chính
  • Công nghệ sản xuất
  • Hệ thống quản trị

Bước 2: Xây dựng tiêu chí đánh giá:

Đầu tiên, chúng ta phải xây dựng tiêu chí cho điểm cho từng yếu tố, việc xây dựng tiêu chí này phải dựa vào tài liệu của ngành, các tập chí chuyên ngành, các thống kê của cơ quan nhà nước và các hiệp hội chuyên ngành. Đối với một số dữ liệu không có thống kê thì ta tự ước lượng điểm.

Bảng 2: Tiêu Chí Cho Điểm

Thang điểm 1 2 3 4
MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ
Đội ngũ nhân viên gắn bó (tỷ lệ nhân viên gắn bó) <90% ≥ 90% ≥ 95% 100%
Hệ thống kênh phân phối mạnh và rộng (Tỷ lệ bao phủ của các nhà phân phối). < 50% ≥ 50% ≥ 60% ≥ 70%
Hoạt động Marketing tốt (hiệu quả của hoạt động Marketing) < 50% ≥ 50% ≥ 60% ≥ 70%
Ảnh hưởng không tốt của các lĩnh vực kinh doanh đến kinh doanh thực phẩm (khả năng tác động của các ngành kinh doanh khác đến ngành thực phẩm) ≥10% < 10% < 7% < 5%
Thương hiệu mạnh, sản phẩm đa dạng (Giá trị thương hiệu trong ngành) Ngoài top 10 Tóp 10 Top 3 Đứng đầu
Trình độ nguồn nhân lực chưa bắt kịp xu thế hội nhập (Tỷ lệ nhân viên đáp ứng Mô tả công việc) < 90% ≥ 90% ≥ 95% 100%
Khả năng tài chính mạnh (Khả năng huy động nguồn vốn ngắn hạn) Rất thấp Thấp Cao Rất cao
Thiết bị chưa sử dụng hết công suất (công suất trung bình của các thiết bị) <70% >70% >80% > 90%
MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Tiềm năng thị trường lớn Thấp Khá thấp Cao Rất cao
Sản phẩm đa dạng Thấp Khá thấp Cao Rất cao
Sự thay đổi nhu cầu dinh dưỡng cho thực phẩm cao cấp Thấp Khá thấp Cao Rất cao
Sự thay đổi trong lối sống của con người (nhu cầu thức ăn nhanh) Thấp Khá thấp Cao Rất cao
Chính sách khuyến khích xuất khẩu sản phẩm Thấp Khá thấp Cao Rất cao
Chính sách pháp luật ngày càng chuẩn hoá theo xu hướng gia nhập thị trường Thấp Khá thấp Cao Rất cao
Sự phát triển công nghệ Thấp Khá thấp Cao Rất cao
Sự chuyển dịch đầu tư nước này sang nước khác Thấp Khá thấp Cao Rất cao
Sự dịch chuyển lao động giữa các ngành Thấp Khá thấp Cao Rất cao
Hệ thống công nghệ thông tin phát triển mạnh Thấp Khá thấp Cao Rất cao
MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH
Thị phần (Theo khoả sát thị trường hoặc theo tài liệu công bố) <10% <20% <30% ≥30%
Khả năng cạnh tranh giá (lấy giá các đối thủ tính trung bình) Cao hơn TB Bằng TB Thấp hơn TB từ 5 – 10% Thấp hơn TB từ 10% trở lên
Chất lượng (thu thập từ khảo sát khách hàng) Kém Trung bình Cao Đỉnh
Mạng lưới phân phối (tỷ lệ bao phủ) < 50% ≥ 50% ≥ 60% ≥ 70%
Hiệu quả Marketing < 50% ≥ 50% ≥ 60% ≥ 70%
Lòng trung thành khách hàng (tỷ lệ khách hàng trung thành) <50% ≥50% ≥60% ≥ 70%
Sức mạnh tài chính (khả năng huy động vốn) Rất thấp Thấp Cao Rất cao
Công nghệ sản xuất Lạc hậu Tươn đối hiện đại Rất hiện đại.
Hệ thống quản trị Chưa có  HTQT HTQT sơ sài HTQT tương đối ổn định HTQT rất chuyên nghiệp

Bước 3: Xác định trọng số

Trong số có thể xác định bằng nhiều cách như: theo khuyến nghị của ngành, theo các đề án nghiên cứu, các tập chí hoặc theo kinh nghiệm của người thực hiện. Trường hợp bạn chưa có dữ liệu có thể xây dựng theo phương pháp so sánh cập như sau:

Xây dựng trọng số bằng phương pháp so sánh cập.

Phương pháp này như sau: đầu tiên, lấy 1 yếu tố so sánh với các yếu tố còn lại trong một môi trường, cái nào quan trọng hơn đánh số 2, cái quan trong ít hơn đánh số 0, hai cái quan trọng như nhau đánh 1:1 cho cả 2. Lấy hàng ngang so với hàng dọc, đánh điểm cho hàng ngang, hai cái cùng tên không so sánh. Đầu tiên lấy Đội ngủ nhân viên gắn bó ở dòng so sánh với hệ thống kênh phân phối ở cột ta thấy mức quan trọng như nhau nên đánh số 1, sau đó lấy đội ngũ nhân viên gắn bó ở dòng tiếp tục so sánh với hoạt động Marketing tốt ở cột ta thấy 2 yếu tố này mức quan trọng bằng nhau nên đánh số 1, tiếp theo lấy đội ngũ nhân viên trung thành tiếp tục so sánh với cột anh hưởng ngành KD khác, ta thấy đội ngũ nhân viên trung thành quan trọng hơn nên ta đánh số 2 vào cột, cứ tiếp tục như vậy đến hết cột, rồi sang dòng khác từ trên xuống. Cuối cùng cộng tổng theo dòng. Sau kho có tổng, lấy tất cả tổng cộng lại thành tổng chung. Lấy từng cái chia cho tổng chung ta được tỷ lệ quan trọng ở các yếu tố. Để tăng độ chính xác, chúng ta có thể tăng điểm lên là 1-5, trong đó 1 ít quan trọng, 5 rất quan trọng, 3 là bằng nhau.

Đầu tiên so sánh các yếu tố môi trường nội bộ:

 

Bảng 3: Bảng so sánh cặp tính trọng số

Đội ngũ  NV gắn bó HT KPP mạnh và rộng Hoạt động Mar. tốt Ảnh hưởng của các ngành KD khác Thương hiệu mạnh, sản phẩm đa dạng Trình độ NNL chưa bắt kịp xu thế Khả năng tài chính mạnh Thiết bị chưa sử dụng hết công suất Tổng điểm Trọng số (lấy tổng điểm chia tổng YT
Đội ngũ nhân viên gắn bó 1 1 2 0 1 0 2 7 0.125
HT PP mạnh và rộng 1 1 2 0 1 0 2 7 0.125
Hoạt động Marketing tốt 1 1 2 0 1 0 2 7 0.125
Ảnh hưởng ko tốt của các lĩnh vực KD  khác 0 0 0 0 0 0 1 1 0.02
Thương hiệu mạnh, sản phẩm đa dạng

2

2 2 2 2 1 2 13

0.23

Trình độ NNL chưa bắt kịp xu thế hội nhập 1 1 1 2 0 0 2 7 0.125
Khả năng tài chính mạnh 2 2 2 2 1 2 2 13 0.23
TB chưa sử dụng hết công suất 0 0 0 1 0 0 0 1 0.02
TỔNG ĐIỂM 56 1

Thực hiện tương tự cho các yếu tố bên ngoài và yếu tố cạnh tranh.

Bước 4: Tổng hợp vào bảng

Trước khi tổng hợp vào bảng, phải phải p phân tích tình hình hiện tại của các yếu tố đã chọn từ các dữ liệu của tổ chức, sau khân tích cho ra các con số, tiến hành so sánh các con số này với bảng tiêu chuẩn cho điểm thì bạn biết được điểm hiện tại của công ty bạn.

Ví dụ: Sau khi tiến hành đánh giá năng lực nhân viên phù hợp với bảng mô tả công việc (nếu công ty chưa có bảng mô tả công việc thì phải xây dựng, nếu công ty có bảng MTCV chưa chuẩn thì tiến hành rà soát lại trước khi đánh giá) cho thấy tỷ lệ nhân viên phù hợp với bảng mô tả công việc là 60%, 40% còn lại chưa đạt, thì theo bảng 1, ta được 1 điểm. sau khi có số điểm và trọng số tiến hành tính tích trọng số theo điểm. và tổng các điểm theo trọng số của từng ma trận ta biết được tình hình hiện tại của công ty.

 

Bảng 4. Ma trận IF
TT Các yếu tố bên trong Trọng số Điểm Điểm theo trọng số
1 Đội ngũ nhân viên gắn bó 0.125 3 0.375
2 Hệ thống kênh phân mối mạnh và rộng 0.125 4 0.5
3 Hoạt động Marketing tốt 0.125 3 0.375
4 Ảnh hưởng không tốt của các lĩnh vực kinh doanh đến kinh doanh thực phẩm 0.02 2 0.04
5 Thương hiệu mạnh, sản phẩm đa dạng 0.23 4 0.92
6 Trình độ nguồn nhân lực chưa bắt kịp xu thế hội nhập 0.125 3 0.375
7 Khả năng tài chính mạnh 0.23 3 0.69
8 Thiết bị chưa sử dụng hết công suất 0.02 2 0.04
TỔNG CỘNG 1   3.32

 

Từ ma trận IF, thấy rằng tổng điểm chúng ta là 3.32 thì tương đối mạnh về mặt nội bộ, các điểm yếu cần phải khắc phục là năng cao hiệu suất sử dụng thiết bị và ngăn ngừa ảnh hưởng xấu của yếu tố kinh doanh ngoài ngành.

 

Bảng 5 Ma trận EF
TT Các yếu tố bên ngoài Trọng số Điểm Điểm theo trọng số
1 Tiềm năng thị trường lớn 0.1 4 0.4
2 Sản phẩm đa dạng 0.2 4 0.8
3 Sự thay đổi nhu cầu dinh dưỡng cho thực phẩm cao cấp 0.2 4 0.8
4 Sự thay đổi trong lối sống của con người (nhu cầu thức ăn nhanh) 0.05 2 0.1
5 Chính sách khuyến khích xuất khẩu sản phẩm 0.05 2 0.1
6 Chính sách pháp luật ngày càng chuẩn hoá theo xu hướng gia nhập thị trường 0.1 3 0.3
7 Sự phát triển công nghệ 0.1 4 0.4
8 Sự chuyển dịch đầu tư nước này sang nước khác 0.05 3 0.15
9 Sự dịch chuyển lao động giữa các ngành 0.05 2 0.1
10 Hệ thống công nghệ thông tin phát triển mạnh 0.1 3 0.3
TỔNG CỘNG 1   3.45

 

Từ ma trận EF, thấy rằng tổng điểm chúng ta là 3.32 thì tương đối phản ứng tốt với các yếu tố bên ngoài.

 

Bảng 6 Ma trận CI
  Công ty ACB Cty Bốn mùa Cty Quảng Ngãi
TT Các yếu tố cạnh tranh Trọng số Điểm Điểm theo trọng số Điểm Điểm theo trọng số Điểm Điểm theo trọng số
1 Thị phần 0.12 4 0.48 3 0.36 2 0.24
2 Khả năng cạnh tranh giá 0.05 3 0.15 3 0.15 3 0.15
3 Chất lượng 0.1 3 0.3 3 0.3 2 0.2
4 Mạng lưới phân phối 0.12 4 0.48 2 0.24 2 0.24
5 Hiệu quả Marketing 0.1 3 0.3 3 0.3 1 0.1
6 Lòng trung thành khách hàng 0.1 3 0.3 3 0.3 2 0.2
7 Sức mạnh tài chính 0.15 4 0.6 2 0.3 2 0.3
8 Công nghệ sản xuất 0.14 3 0.42 3 0.42 3 0.42
9 Hệ thống quản trị 0.12 3 0.36 2 0.24 2 0.24
TỔNG CỘNG 1   3.39   2.61   2.09

 

Từ ma trận CI, thấy rằng tổng điểm chúng ta là 3.39 thì cho thấy lợi thế cạnh tranh của chúng ta đang tốt hơn đối thủ.

 

Bước 6: Xây dựng Ma trận SWOT

Ma trận SWOT dựa trên bốn yếu tố cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu từ các ma trận IF, EF và CI. Điểm mạnh và điểm yếu lấy từ ma trận IF, 1 điểm và 2 điểm là điểm yếu, 3 điểm và 4 điểm là điểm mạnh. Cơ hội và thách thức lấy từ ma trận EF và CI, 1 điểm và 2 điểm là điểm thách thức, 3 điểm và 4 điểm là cơ hội.

 

S – ĐIỂM MẠNH W – ĐIỂM YẾU
1.    Đội ngũ nhân viên gắn bó

2.    Hệ thống kênh phân phối mạnh và rộng

3.    Hoạt động Marketing tốt

4.    Thương hiệu mạnh, sản phẩm đa dạng

5.    Trình độ nguồn nhân lực chưa bắt kịp xu thế hội nhập

6.    Khả năng tài chính mạnh

1.      Ảnh hưởng không tốt của các lĩnh vực kinh doanh đến kinh doanh thực phẩm

2.      Thiết bị chưa sử dụng hết công suất

 

O – CƠ HỘI S-O W-O
1.         Tiềm năng thị trường lớn

2.         Sản phẩm đa dạng

3.         Sự thay đổi nhu cầu dinh dưỡng cho thực phẩm cao cấp

4.         Chính sách pháp luật ngày càng chuẩn hoá theo xu hướng gia nhập thị trường

5.         Sự phát triển công nghệ

6.         Sự chuyển dịch đầu tư nước này sang nước khác

7.         Hệ thống công nghệ thông tin phát triển mạnh

8.         Thị phần

9.         Khả năng cạnh tranh giá

10.    Chất lượng

11.    Mạng lưới phân phối

12.    Hiệu quả Marketing

13.    Lòng trung thành khách hàng

14.    Sức mạnh tài chính

15.    Công nghệ sản xuất

16.    Hệ thống quản trị

–       Thâm nhập thị trường (S2,S3,S4,O1,O2)

–       Phát tiển sản phẩm mới (S5,S6,O3,O5)

–       Phát tiển sản phẩm mới (W2,O3,O5)
T – RỦI RO (THÁCH THỨC) S-T W-T
1.         Sự thay đổi trong lối sống của con người (nhu cầu thức ăn nhanh)

2.         Chính sách khuyến khích xuất khẩu sản phẩm

3.         Sự dịch chuyển lao động giữa các ngành

–       Thu hút nhân tài (S4,S6,T3). –       Giữ chân nhân viên giỏi (W2,T3).

 

————————————-

P/S Nếu bạn thấy bài viết này chưa hợp lý, vui lòng comment bên dưới hoặc email cho tôi nguyenhoangem@gmail.com!

Nguyễn Hoàng Em

About Author

Comments

  1. Van Dat
    Van Dat 27 Tháng Năm, 2021, 13:17

    Rất hữu ích

    Reply this comment
  2. Trieu Loan
    Trieu Loan 30 Tháng Bảy, 2023, 02:37

    Rất hay ạ. Thank tác giả rất nhiều. Tôi đang định mua sách Áp dụng ISO 9001:2015 của tác giả

    Reply this comment

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.