ISO 14001: 2015
Điều khoản 6.1.2 – KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG
XÁC ĐỊNH KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG (6.1.2)
Tiêu chuẩn yêu cầu
Tiêu chuẩn yêu cầu: Trong phạm vi đã xác định của hệ thống quản lý môi trường, tổ chức phải xác định các khía cạnh môi trường của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức có thể kiểm soát và những điều có thể ảnh hưởng, và các tác động môi trường tương ứng của chúng, có cân nhắc đến quan điểm vòng đời.
Điều này có nghĩa là gì?
Theo định nghĩa: khía cạnh môi trường là yếu tố của các hoạt động hoặc sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức tương tác hoặc có thể tương tác với môi trường. Nhiều người vẫn nhằm giữa khía cạnh môi trường và tác động môi trường, khía cạnh là các yếu tố của hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ mà khi chúng được tạo ra sẽ tương tác với môi trường. Khía cạnh môi trường nói đến nguyên nhân của sự tác động môi trường. Chẳng hạng như việc vệ sinh tạo ra nước thải sinh hoạt đây là khía cạnh môi trường, chính nước thải sinh hoạt này là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước khi thảy ra song đây là tác động môi trường (ảnh hưởng của khía cạnh lên môi trường).
Từ yếu tố bao gồm tất cả các vấn đề mà một hoạt động có thể sử dụng hoặc tạo ra. Từ tương tác hoặc có thể tương tác ý nói là có những khía cạnh hiện tại đã tạo ra và đang ảnh hưởng đến môi trường và những khía cạnh hiện tại chưa xảy ra nên chưa ảnh hưởng tới môi trường nhưng tương lai có thể xảy ra và có thể ảnh hưởng đến môi trường tức là những khía cạnh tiềm ẩn.
Tác động môi trường là bất kỳ thay đổi nào của môi trường, dù có lợi hoặc bất lợi, do một phần hay toàn bộ các khía cạnh môi trường của một tổ chức gây ra. Nói một cách đơn giản tác động môi trường là những ảnh hưởng của khía cạnh môi trường lên môi trường như thế nào, bao gồm ảnh hưởng có lợi hoặc bất lợi.
Vòng đời sản phẩm là các giai đoạn liên tiếp và liên quan với nhau của một hệ thống sản phẩm (hoặc dịch vụ), từ giai đoạn thu nhận nguyên liệu thô hoặc có sẵn từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đến giai đoạn thải bỏ cuối cùng. Các giai đoạn của vòng đời bao gồm thu nhận nguyên liệu thô, thiết kế, sản xuất, vận chuyển/giao nhận, sử dụng, xử lý cuối vòng đời và thải bỏ cuối cùng. Khi xác đạnh khía cạnh môi trường bạn cũng phải xác định các khía cạnh liên quan đến vào đời sản phẩm, nghĩa là xác định các khía cạnh từ khâu thiết kế sản phẩm, sử dụng nguyên liệu, tạo sản phẩm, giao hàng, sử dụng và thải bỏ. Chúng ta thường ít xác định khía cạnh môi trường trong quá trình sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng và thải bỏ sau cùng. Ví dụ như sản phẩm bạn là địa thoại thông minh thì khía cạnh môi trường là gì? Chúng ta có thể xác định như sau:
Hoạt động | Đầu vào | Đầu ra | Khía cạnh | Tác động |
Sử dụng điện thoại | Điện năng | Nhiệt | Sinh nhiệt | Làm nóng môi trường |
Ánh sáng | Tia sáng | Gây mõi hoặc tật ở mắt | ||
Sử dụng điện | Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và phá hoại môi trường sinh thái | |||
Thải bỏ | Điện thoại hỏng | Rác thải công nghiệp | Phát sinh rác thải công nghiệp | Ô nhiễm môi trường |
Pin rác thải nguy hại | Phát sinh rác thải nguy hại |
Một trong những mục đích của hệ thống quản lý môi trường là bảo vệ môi trường, muốn bảo vệ môi trường thì việc đầu tiên chúng ta phải xác định được các yếu tố nào của tổ chức gây ra tác động đến môi trường, sau đó tiến hành các biện pháp kiểm soát các yếu tố đó nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu các yếu tố đó tác động đến môi trường. Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đó gọi là xác định khía cạnh môi trường.
Xác định các khía cạnh môi trường là bước đầu tiên trong giai đoạn lập kế hoạch của hệ thống quản lý môi trường. Mục đích cơ bản của EMS là kiểm soát và giảm tác động đến môi trường của các quá trình và sản phẩm từ tổ chức của bạn. Vì lý do này, một yếu tố quan trọng của EMS liên quan đến việc xác định và ưu tiên các khía cạnh và tác động môi trường liên quan đến tổ chức của bạn.
Tiêu chuẩn nói bạn rằng bạn chỉ cần xác định các khía cạnh môi trường trong phạm vi của EMS và các khía cạnh môi trường có thể xuất phát từ 3 yếu tố đó là các quá trình trong EMS, bản thân các sản phẩm – dịch vụ và vòng đời sản phẩm.
Việc xác định khía cạnh môi trường được hướng dẫn rõ từ điều khoản 6.1.2.1 đến 6.1.2.5 trong tiêu chuẩn ISO 14004:2007 nên tôi không nhắc lại, bạn vui lòng tham khảo thêm tiêu chuẩn này để biết rõ.
Theo ISO 14004:2017, khi lựa chọn phương pháp tiếp cận, có thể cân nhắc các yếu tố sau:
- phát thải vào không khí;
- thải vào nước;
- thải vào đất;
- sử dụng nguyên vật liệu thô và tài nguyên thiên nhiên;
- sử dụng năng lượng,
- năng lượng bị phát thải ra (ví dụ nhiệt lượng, phóng xạ, rung (tiếng ồn) và ánh sáng),
- chất thải và sản phẩm phụ, và
- sử dụng không gian.
Vì vậy, khi nêu các khía cạnh liên quan đến hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức, cần xem xét, bao gồm:
- thiết kế và phát triển các trang thiết bị, các quá trình, các sản phẩm và dịch vụ của nó;
- Thu nhận nguyên liệu thô, bao gồm cả khai thác;
- các quá trình vận hành và sản xuất, kể cả lưu kho;
- vận hành và duy trì các trang thiết bị, các tài sản của tổ chức và cơ sở hạ tầng;
- kết quả hoạt động môi trường và thực trạng thực hành của các các nhà thầu, nhà cung cấp,
- vận chuyển sản phẩm và phân phối dịch vụ, kể cả đóng gói;
- bảo quản, sử dụng và xử lý kết thúc vòng đời của sản phẩm;
- quản lý chất thải, bao gồm tái sử dụng, tân trang, tái chế và thải bỏ.
- khí thải vào không khí
- thả ra nước
- phát hành về đất
- sử dụng nguyên liệu và tài nguyên thiên nhiên
- sử dụng năng lượng
- năng lượng phát ra, ví dụ như nhiệt, bức xạ, rung động (tiếng ồn), ánh sáng),
- phát sinh chất thải và / hoặc sản phẩm phụ;
- sử dụng không gian.
Làm thế nào để chứng minh?
Tiêu chuẩn không đưa ra một công cụ nào cụ thể để cho bạn xác định khía cạnh môi trường, do đó việc xác định phương pháp và chuẩn mực trong việc xác định các khía cạnh môi trường là do tổ chức tự quy định.
Việc hướng dẫn cách thức xác định khía cạnh môi trường có hiệu lực tôi sẽ trình bày trong bài viết sau. Trong phần này chủ yếu là giải tích yêu cầu tiêu chuẩn.
XÁC ĐỊNH KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG PHẢI TÍNH ĐẾN SỰ THAY ĐỔI (6.1.2.a)
Tiêu chuẩn yêu cầu
Tiêu chuẩn yêu cầu: Khi xác định các khía cạnh môi trường, tổ chức phải tính đến: a) sự thay đổi, bao gồm cả những sự phát triển đã hoạch định hoặc mới, và các hoạt động, các sản phẩm và dịch vụ mới hoặc có sửa đổi;
Điều này có nghĩa là gì?
Tiêu chuẩn nói bạn rằng, khi xác định khía cạnh môi trường đừng quên tính đến các sự thay đổi trong hế thống.
- Sự phát triển của tổ chức chia làm 2 loại: một là sự phát triển theo như hoạch định của tổ chức và sự phát triển ngoài hoạch định của tổ chức (sự phát triển mới). Các sự phát triển trong hoạch định thì theo định hướng chiến lược và tầm nhìn của tổ chức, ví dụ như chúng ta hoạch định rằng sản lượng sản xuất năm sau tăng 10% so với năm nay. Còn phát triển mới ngoài hoạch định là năm nay đơn hàng tăng đột biến, tổ chức của bạn phải nhập thêm thiết bị về sản xuất mới kịp. Dù cho là phát triển trong kế hoạch hay phát triển mới thì khi có sự phát triển mới chúng ta phải xác định lại khía cạnh môi trường khi các nhân tố này thay đổi. Chẳng hạn theo kế hoạch thì năng suất chúng ta tăng 10% thì bạn phải xác định lại khía cạnh môi trường khi năng suất bắt đầu tăng. Khi năng suất tăng thì một số khía cạnh môi trường cũng tăng theo tương ứng, chẳng hạng năng lượng dùng nhiều hơn, rác thải dùng nhiều hơn, … vì vậy chúng ta phải đánh giá khía cạnh môi trường lại và xác định thêm những khía cạnh môi trường mới nếu có.
- Tương tự như vậy khi các hoạt động, các sản phẩm và dịch vụ phát sinh mới hoặc có sửa đổi thì chúng ta đừng quên đánh giá lại khía cạnh môi trường. Đây là một trong những vấn đề hay thiết xót của doanh nghiệp, thông thường các khía cạnh xây dựng lần đầu rồi cứ để như vậy hoài theo năm tháng, không có cập nhật, không có theo dõi. Ví dụ, khi một chiếc xe gắn máy chúng ta chạy lâu ngày thì bạc piton bị mòn làm cho buồn đốt không kín và nhiên liệu không được đốt triệt để tạo ra nhiều khói và tốn nhiều nguyên liệu hơn so với ban đầu, đó là một sự thay đổi. Sau đó ta làm lại bạc và buồn đốt kín hơn lượng nhiên liệu bị đốt triệt để hơn và nhiên liệu tiêu thụ ít hơn do đó tác động môi trường giảm. Ví dụ này cho ta thấy khi có sự thay đổi thì tác động môi trường của khía cạnh môi trường cũng thay đổi, chính vì thay đổi đó nên chúng ta phải xác định khía cạnh môi trường khi thay đổi.
Làm thế nào để chứng minh?
Việc đầu tiên bạn cần làm là phải xác định những sản phẩm hoặc quá trình nào thường tay đổi theo thời gian và những quá trình hoặc sản phẩm nào phát triển mới hoặc chỉnh sửa, cải tiến lại. Sau đó, tiến hành xác định hoặc xác định lại khía cạnh môi trường của các yêu tố thay đổi đó giống như xác định khía cạnh môi trường.
XÁC ĐỊNH KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG PHẢI TÍNH ĐẾN TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP (6.1.2.b)
Tiêu chuẩn yêu cầu
Tiêu chuẩn yêu cầu: Khi xác định các khía cạnh môi trường, tổ chức phải tính đến b) các điều kiện bất thường và tình huống khẩn cấp có thể dự đoán một cách hợp lý.
Điều này có nghĩa là gì?
Tiêu chuẩn nhắc bạn rằng đừng quên xác định các yếu tố từ các tình huống bất thường và tình huống khẩn cấp có thể tác động đến môi trường khi nó xảy ra. Giả sử bạn xác định tình huống khẩn cấp là cháy, thì theo yêu cầu này tổ chức của bạn phải xác định việc cháy sẽ ảnh hưởng đến môi trường như thế nào. Hay trong trường hợp chảy tràn hoá chất thì ảnh hưởng đến môi trường như thế nào.
Làm thế nào để chứng minh?
Bạn phải lưu lại bằng chứng cho việc đã xác định các khía cạnh môi trường liên quan đến tình huống khẩn cấp hoặc bất thường.
XÁC ĐỊNH KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG CÓ NGHĨA (6.1.2)
Tiêu chuẩn yêu cầu
Tiêu chuẩn yêu cầu: Tổ chức phải xác định những khía cạnh môi trường có hoặc có thể có tác động đáng kể tới môi trường, nghĩa là các khía cạnh môi trường có ý nghĩa, bằng cách sử dụng các chuẩn mực đã thiết lập.
Điều này có nghĩa là gì?
Tiêu chuẩn nói với bạn rằng nguồn lực của tổ chức của bạn là có hạn, do đó bạn không phải dành toàn bộ nguồn lực để kiểm soát tất cả các khía cạnh môi trường mà bạn đã xác định, cho nên bạn chỉ cần xác định trong các khía cạnh môi trường này khía cạnh nào ảnh hưởng nhiều đến môi trường và tập trung các nguồn lực để kiểm soát chúng, những khía cạnh ảnh hưởng nhiều đến môi trường này gọi là khía cạnh có nghĩa, còn khía cạnh nào không ảnh hưởng nhiều đến môi trường thì bạn chỉ cần nhận diện là được.
Tiêu chuẩn không đưa ra hoặc yêu cầu phương pháp để xác định khía cạnh môi trường nào là có nghĩa, việc xác định phương pháp để phân định khía cạnh nào có nghĩa hay không có nghĩa là do tổ chức tự quyết định. Phương pháp xác định khía cạnh có nghĩa mà tổ chức xây dựng đó gọi là chuẩn mực.
Làm thế nào để chứng minh?
Thông thường việc xác định khía cạnh môi trường có nghĩa thông qua ma trận khả năng xảy ra và hậu quá của nó. Tuy nhiên, một số tổ chức lại đánh giá dựa trên tích hợp 3 yếu tố là tầng suất xuất hiện, mức độ ảnh hưởng và yêu cầu bên liên quan (như bảng ví dụ bên dưới). Tuỳ vào từng tổ chức mà bạn chọn cách thức đánh giá phù hợp.
Về phương pháp đánh giá tôi sẽ trong bài về chia sẽ về kinh nghiệm và phương pháp xác định khía cạnh môi trường sau. Do đó trong bài viết này tôi chỉ tập trung giải thích yêu cầu tiêu chuẩn.
Hoạt động | Đầu vào | Đầu ra | Khía cạnh | Tác động | Rủi ro | Đánh giá khía cạnh | Phân loại | |||
Tầng suất | Mức độ ảnh hưởng | Yêu cầu pháp luật | Tổng điểm | |||||||
Vệ sinh nhà xưởng | Nước sinh hoạt
|
Nước thải sinh hoạt
|
Tạo nước thải | Ô nhiễm môi trường | Tràn đỗ nước thải chưa được xử lý ra môi trường, Vi phạm pháp luật | 5 | 2 | 1 | 30 | Có nghĩa |
Sử dụng nguồn tài nguyên nước | Cạn kiệt nguồn tài nguyên nước | Vi phạm pháp luật | 5 | 1 | 1 | 5 | Bình thường | |||
Hoá chất lau chùi | Vỏ chai lọ hoá chất | Phát sinh rác thải sinh hoạt
Tràn đổ hoá chất |
Ô nhiễm môi trường đất
ảnh hưởng người thao tác |
Vi phạm pháp luật | 2 | 1 | 1 | 4 | Thấp | |
Giẻ lau | Giẻ lau thải | Phát sinh rác thải sinh hoạt | Ô nhiễm môi trường đất | Vi phạm pháp luật | 2 | 1 | 1 | 4 | Thấp |
TRAO ĐỔI THÔNG TIN VỀ KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG CÓ NGHĨA (6.1.2)
Tiêu chuẩn yêu cầu
Tiêu chuẩn yêu cầu: Tổ chức phải trao đổi về các khía cạnh môi trường có ý nghĩa của tổ chức giữa các cấp và bộ phận chức năng khác nhau, khi thích hợp.
Điều này có nghĩa là gì?
Từ trao đổi thông tin nói lên tính hai chiều của thông tin, nghĩa là người muốn trao đổi thông tin thông báo thông tin cho người nhận và người nhận thông tin phản hồi lại người thông báo. Tính vì sự hai chiều đó nên chúng ta không chỉ thông báo cho người nhận là xong mà còn phải nhận các phàn hồi của họ nữa.
Các cấp và các bộ phận thích hợp là nghĩa các cấp và các bộ phận có liên quan đến khía cạnh môi trường có nghĩa đó. Hay nói cách khách chúng ta không cần trao đổi khía cạnh môi trường có nghĩa của Tổ bảo trì cho phòng kinh doanh.
Trong yêu cầu này, tiêu chuẩn muốn nói với bạn rằng, bạn phải thông báo những khía cạnh môi trường có nghĩa cho những phòng ban có khía cạnh môi trường có nghĩa này để họ biết rằng công việc họ đang làm tạo ra các khía cạnh môi trường có nghĩa và họ phải có ý thức bảo việc môi trường thông qua việc thực hiện tốt các hành động kiểm soát khía cạnh môi trường có nghĩa này. Đồng thời, họ cũng phải phản hồi lại thông tin liên quan đến kết quả thực hiện hành đồng kiểm soát, các sự cố xảy ra hay đề xuất cải tiến để đảm bảo rằng các khía cạnh có nghĩa này được kiểm soát một cách có hiệu lực.
Làm thế nào để chứng minh?
Để đáp ứng yêu cầu này cũng đơn giản, bạn gửi các khía cạnh môi trường của phòng ban họ cho họ, sau đó bạn nhận phản hồi của họ các thông tin này là được.
Những phản hồi của họ có thể là ý kiến hay để thực hiện cải tiến quá trình kiểm soát hoặc là đánh giá kịp thời tình trạng của khía cạnh nếu có biến động.
Việc trao đổi thông tin được nói rõ trong TCVN ISO 14063, Quản lý môi trường – Trao đổi thông tin môi trường – Hướng dẫn và ví dụ bạn có thể tham khảo thêm.
DUY TRÌ THÔNG TIN DẠNG VĂN BẢN VỀ KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG (6.1.2)
Tiêu chuẩn yêu cầu
Tiêu chuẩn yêu cầu: Tổ chức phải duy trì thông tin dạng văn bản về:
– khía cạnh môi trường và các tác động môi trường tương ứng;
– các chuẩn mực sử dụng để xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa của mình;
– các khía cạnh môi trường có ý nghĩa.
Điều này có nghĩa là gì?
Cũng giống như rủi ro, khía cạnh môi trường cũng đòi hỏi là dạng tài liệu nghĩa là phải có bằng chứng về việc thực hiện xác định khía cạnh môi trường và tác động của chúng, có quy trình để xác định các khía cạnh môi trường có nghĩa và danh sách các khía cạnh môi trường có nghĩa.
Tiêu chuẩn yêu cầu tài liệu nghĩa là các khia cạnh môi trường phải được thường xuyên cập nhật và xem xét lại định kỳ giống như một quy trình.
Khi một bảng khía cạnh môi trường được xác định cách đó 3 năm mà không được xem xét và cập nhật thì đồng nghĩa là bạn chưa đáp ứng yêu cầu (trừ khi bạn xem xét và kết luận nó không thay đôi.
Làm thế nào chứng minh?
Bạn cần có đủ các yêu cầu trên là đủ. Cụ thể như:
- Danh sách khía cạnh môi trường và tác động của chúng;
- Quy trình hoặc hướng dẫn xác định và đánh giá khía cạnh mô trường có nghĩa;
- Danh sách các khía cạnh môi trường có nghĩa.
- Bằng chứng xem xét và cập nhật các khía cạnh môi trường định kỳ.
—————————————-
P/S Nếu bạn thấy bài viết này có ích cho bạn và người khác, hãy giúp tôi chia sẽ cho những người khác biết. Nếu bài viết chưa tốt vui lòng comment bên dưới để chúng tôi hoàn thiện lại. Cám ơn bạn rất nhiều!
Nguyễn Hoàng Em