SỬ DỤNG DẤU CHỨNG NHẬN VÀ CÁC THÔNG TIN CHỨNG NHẬN TRÊN BAO BÌ SẢN PHẨM

SỬ DỤNG DẤU CHỨNG NHẬN VÀ CÁC THÔNG TIN CHỨNG NHẬN TRÊN BAO BÌ SẢN PHẨM

Về sử dụng dấu chứng nhận và các thông tin chứng nhận trên bao bì sản phẩm được chia là ba nhóm:

  • Nhóm 1: gồm các tiêu chuẩn như ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001. Nhóm này việc quản lý dấu chứng nhận và các thông tin chứng nhận theo quy định của điều khoản 8.3 tiêu chuẩn ISO 17021-1:2013
  • Nhóm 2: Tiêu chuẩn ISO 22000. Nhóm này tuân thủ điều khoản 8 của tiêu chuẩn ISO 22003-1:2022.
  • Nhóm 3: Tiêu chuẩn HACCP và các tiêu chuẩn chứng nhận sản phẩm theo điều khoản 7.9 tiêu chuẩn ISO 17065:2013.

 

  1. Đối với nhóm 1:

Điều khoản 8.3. Tiêu chuẩn ISO 17021-1:2013 yêu cầu như sau:

8.3.1. Tổ chức chứng nhận phải có các quy tắc quản lý dấu chứng nhận hệ thống quản lý mà tổ chức cho phép khách hàng được chứng nhận sử dụng. Bên cạnh những nội dung khác, những quy tắc này phải đảm bảo khả năng truy nguyên đến tổ chức chứng nhận. Không được có sự không rõ ràng về dấu hoặc văn bản kèm theo về những gì đã được chứng nhận và tổ chức chứng nhận nào đã cấp chứng nhận. Không được sử dụng dấu này trên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm hay bất kỳ cách nào khác có thể được hiểu theo nghĩa là sự phù hợp của sản phẩm.

CHÚ THÍCH: TCVN ISO/IEC 17030 đưa ra thông tin bổ sung đối với việc sử dụng dấu của bên thứ ba.

8.3.2. Tổ chức chứng nhận không được cho phép khách hàng được chứng nhận sử dụng dấu của mình trong báo cáo kết quả thử nghiệm, giấy chứng nhận hiệu chuẩn hoặc báo cáo kết quả hay chứng thư giám định.

8.3.3. Tổ chức chứng nhận phải có các quy tắc quản lý việc sử dụng các tuyên bố trên bao bì sản phẩm hoặc trong thông tin kèm theo sản phẩm rằng khách hàng được chứng nhận có hệ thống quản lý được chứng nhận. Bao bì sản phẩm là thứ có thể bị bỏ ra mà không làm hư hại hoặc mất đi sự toàn vẹn của sản phẩm. Thông tin kèm theo được coi là sẵn có một cách riêng biệt hoặc có thể tách ra dễ dàng. Nhãn in hoặc biển nhận biết được coi là một phần của sản phẩm. Tuyên bố này không được thực hiện theo cách hàm ý rằng sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ được chứng nhận. Tuyên bố phải bao gồm viện dẫn đến:

–       Dấu hiệu nhận biết (ví dụ nhãn hiệu hoặc tên) khách hàng được chứng nhận;

–       Loại hệ thống quản lý (ví dụ chất lượng, môi trường) và tiêu chuẩn áp dụng;

–       Tổ chức cấp giấy chứng nhận.

Căn cứ theo yêu cầu này thì tổ chức không được:

  • Sử dụng logo chứng nhận và logo của tổ chức ISO (hoặc các logo cải biến từ logo của tổ chức ISO) trên sản phẩm, bao bì sơ cấp, bao bì thứ cấp bao gói cho sản phẩm.
  • Không sử dụng các từ có thể gây hiểu nhằm là chứng nhận cho sản phẩm, hoặc sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn gì đó. Ví dụ như ghi “ISO 9001:2015”, Hoặc ghi “đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015”.

Trong trường hợp công ty muốn ghi trên bao bì sản phẩm phải ghi rõ nội dung là hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO… được chứng nhận bởi tổ chức …

Một số ví dụ sau được xem là thỏa mãn yêu cầu về nội dung câu chữ thể hiện trên bao bì sản phẩm:

  • Sản phẩm này được sản xuất tại Công ty ABC có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp ISO 9001:2015 bởi TUV Nord Việt Nam;
  • Công ty ABC đã được TUV Nord Việt Nam chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001:2015.

 

  1. Đối với nhóm 2

Điều khoản 8. ISO 22003-1:2022 yêu cầu:

8.3. Tổ chức chứng nhận không cho phép sử dụng dấu chứng nhận FSMS trên sản phẩm cũng như bao bì sản phẩm, trong nội dung của tài liệu này, bao bì sản xuất được đề cập trong ISO/IEC 17021-1:2015, 8.3, phải bao gồm tất cả bao bì sản phẩm, cả bao bì chính (chứa sản phẩm) và bất kỳ bao bì thứ cấp nào bên ngoài.

8.4 Tổ chức chứng nhận không được cho phép sử dụng bất kỳ tuyên bố nào trên bao bì sản phẩm rằng khách hàng có FSMS được chứng nhận. Điều này bao gồm tất cả các bao bì sản phẩm, cả bao bì chính (chứa sản phẩm) và bất kỳ bao bì bên ngoài hoặc thứ cấp nào.

 

Như vậy, đối với nhóm này không cho phép sử dụng dấu chứng nhận cũng như ghi chép bất kỳ tuyên bố nào trên bao bì và sản phẩm liên quan đến FSMS được chứng nhận. Nếu ghi sẽ là điểm không phù hợp.

 

  1. Đối với nhóm 3

Tiêu chuẩn ISO 22003-2:2022 viện dẫn đến điều khoản 7.9 tiêu chuẩn ISO 17065:2013 yêu cầu như sau:

7.9.3. Khi việc sử dụng liên tục dấu chứng nhận được cho phép gắn trên sản phẩm (hoặc bao bì sản phẩm, hay thông tin kèm theo sản phẩm) (đối với quá trình hoặc dịch vụ, xem 7.9.4) của một loại sản phẩm đã được chứng nhận, thì phải thiết lập việc giám sát bao gồm giám sát định kỳ sản phẩm được mang dấu để đảm bảo hiệu lực liên tục của việc đáp ứng các yêu cầu đối với sản phẩm.

7.9.4. Khi việc sử dụng liên tục dấu chứng nhận được cho phép đối với quá trình hoặc dịch vụ, thì phải thiết lập việc giám sát bao gồm hoạt động giám sát định kỳ để đảm bảo hiệu lực liên tục của việc chứng tỏ sự thỏa mãn các yêu cầu với quá trình hoặc dịch vụ.

Như vậy, Chứng nhận cho tiêu chuẩn HACCP và các tiêu chuẩn sản phẩm thì được sử dụng dấu chứng nhận trên sản phẩm, tuy nhiên việc sử dụng này phải tuân thủ quy định sử dụng dấu chứng nhận của tổ chức chứng nhận ban hành.

Trước khi ban hành ISO 22003-2:2022, Việc sử dụng dấu chứng nhận được áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 22003:2013, tiêu chuẩn này viện dẫn đến ISO 17021-1:2013 thì thuộc nhóm 1 ở trên.


Hoàng Em Đồng Tháp

Nguyễn Hoàng Em

About Author

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.