XÁC ĐỊNH KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG
Bài viết này dựa trên kinh nghiệm thực tế của tôi thu được khi làm việc và tôi cố gắng tóm tắt lại dễ hiểu nhất để xác định các khía cạnh môi trường đầy đủ. Do đó, nếu có gì chưa phù hợp mong các bạn phản hồi để tôi hoàn hiện.
Có rất nhiều phương pháp xác định khía cạnh môi trường như sử dụng FMEA, Sơ đồ nhân quả, sơ đồ cây, … Nhưng hiện tại, việc xác định khía cạnh môi trường thông thường nhất là sử dụng cách tiếp cận theo quá trình. Trong phần này tôi xin chia sẽ cách thức tiếp cập theo quá trình trong việc xác định khía cạnh môi trường.
Thông thường, quá trình xác định và đánh giá khía cạnh môi trường theo quá trình chúng tôi làm theo các bước như sau:
Bước 1 : Xác định các yêu cầu luật định liên quan –> Bước 2: Xác định vòng đời sản phẩm –> Bước 3: xác định các hoạt động của các quá trình trong vòng đời sản phẩm –> Bước 4: xác định yếu tố của hoạt động và khía cạnh môi trường –> Bước 5: xác định khía cạnh môi trường có nghĩa.
Bước 1: Xác định các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác của bạn
Nhiều khía cạnh môi trường của bạn có thể được giải quyết theo yêu cầu pháp lý. Do đó, chương trình tuân thủ của bạn là điểm khởi đầu tốt để xác định các khía cạnh môi trường. Mỗi yêu cầu quy định được tập trung vào một hoặc nhiều khía cạnh môi trường. Việc xác định các yêu cầu về môi trường cần xem xét các điều kiện bình thường và bất thường và các điều kiện khẩn cấp tiềm năng.
Bước 2: Xác định vòng đời sản phẩm.
Vòng đời sản phẩm là suốt quá trình từ việc hình thành ý tưởng đến việc thiết kế, thu mua vật liệu, tiến hành sản xuất, bảo quản, giao hàng, sử dụng và huỷ bỏ sản phẩm. Việc xác định vòng đời sản phẩm giúp chúng ta hình dung được tất cả các công đoạn gốp phần tạo một sản phẩm và dẽ dàng xác định được các quá trình con và các hoạt động chi tiết tham gia vào vòng đời sản phẩm.
Để xác định vòng đời sản phẩm thì đầu tiên bạn phải xác định phạm vi của chu kỳ sống sản phẩm, sau đó các quá trình chính tạo sản phẩm. Về cơ bản vòng đời một sản phẩm như sau:
Trong thực tế, nhiều công đoạn trong vòng đời sản phẩm được rút gọn, như từ khâu ý tưởng và thiết kế không có trong phạm vi nếu công ty bạn không có thiết kế và phát triển.
Thông thường khâu ý tưởng thường không liên quan nhiều đến các khía cạnh môi trường nên chúng bị lượt bỏ trong vòng đời sản phẩm.
Từ vòng đời sản phẩm này, chúng ta tiến hành xác định các hoạt động liên quan đến từng công đoạn trong quá trình.
Bước 3: Xác định các hoạt động của các quá trình
Trong mỗi quá trình của vòng đời sản phẩm, chúng ta tiến hành xác định các hoạt động nhỏ tạo nên quá trình đó bằng cách chẻ nhỏ quá trình thành các hoạt động riêng hoặc các bước riêng lẻ nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng môi trường của các hoạt động đó.
Tôi xin lấy ví dụ như sau:
- Thiết kế: lập kế hoạch thiết kế, thiết lập đặc điểm sản phẩm (công suất, công năng, sử dụng vật liệu chế tạo …), thiết kế (bước 1, 2, 3 …), sử dụng thử, hoàn thiện tài liệu sản xuất sản phẩm.
- Quá trình mua hàng có các hoạt động như sau: Yêu cầu mua hàng –> đặt hàng (hợp đồng) –> vận chuyển –> kiểm tra xác nhận –> nhập kho bảo quản.
- Quá trình sản xuất: Nhận nguyên liệu, kế hoạch –> chuẩn bị nhân sự –> chuẩn bị máy móc –> công đoạn 1 –> công đoạn 2 –> công đoạn …. –> kiểm tra –> bao gói –> bàn giao kho.
- Quá trình lưu kho: nhận hàng –> kiểm tra, nhập dữ liệu –> nhập kho –> bảo quản (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, tĩnh điện ESD, …) –> giao hàng.
- Quá trình vận chuyển: Nhận hàng, kiểm tra số lượng –> vận chuyển –> giao hàng;
- Sử dụng: sử dụng, bào hành;
- Thải bỏ: rác thải;
Tại các công đoạn nhỏ này bạn tiến hành xác định các yếu tố của hoạt động và các khía cạnh môi trường ở bước 4.
Bước 4: Xác định các yếu tố của hoạt động và khía cạnh môi trường
Bước này giúp bạn nhìn nhận tổng quát các yêu tố đi vào hoặc tạo ra từ hoạt động đơn lẽ ở bước 3. Việc xác định các yếu tố của hoạt động được miêu tả ở hình bên dưới.
Như mô hình bên dưới, việc đầu tiên là bạn phải xác định đầu vào của quá trình là gì? Đầu vào thường vào gồm:
- Liệt kê tất cả các nguyên liệu, phụ liệu, linh kiện mà nó đi vào quá trình;
- Liệt kê tất cả nguồn năng lượng và tài nguyên sử dụng như: điện, nước, giấy, gas, xăng dầu, than đá, năng lượng tái tạo, năng lượng tái tạo, …
- Các hoá chất có thể sử dụng: như axit, bazơ, khí, khí dùng cho máy lạnh, nhớt…
- Tiếp theo là xác định nguồn lực sử dụng cho hoạt động quá trình như máy thiết bị (bao gồm thiết bị văn phòng, thiết bị sản xuất, thiết bị vận chuyển, …), nhà xưởng, con người, …
- Tiếp theo chúng ta xác định các năng lượng phát xạ mà hoạt động tạo ra như: nhiệt, bụi, khói (khí thải), tia bức xạ (tia x, tia lazer, …), tiếng ồn, độ rung, hơi nước, nước thải, hoá chất thải, rác thải…
- Sau khi xác định các phát xạ, chúng ta tiến hành các đầu ra của quá trình, đầu ra quá trình bao gồm:
- Sản phẩm đầu ra (kết quả cuối cùng);
- Sản phẩm không mong muốn: Phế phẩm, Rác thải (bao bì hư, bao bì vật tư nguyên liệu, phần thừa linh kiện, …);
- Các chất thải vào đất: rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại, hoá chất thải, họp mực in, lọ hoá chất, …;
- Cách chất thải vào không khí như: khí thải động cơ, khí thải từ hoá chất, khí thải từ hoạt động con người, bụi, …
- Thải vào nước: Nước thải, hoá chất thải, dầu mỡ bôi trơn, dầu mỡ động vật, …
- Khi bạn áp dụng sơ đồ này cho các hoạt động, các yếu tố nào có thì bạn xác định tiếp theo bản hướng dẫn bên dưới. Trường hợp không có thì bạn bỏ qua.
Sau khi bạn xác định đầu vào, đầu ra, nguồn lực và phát xạ của hoạt động, bạn tham khảo bản dưới để xác định các khía cạnh môi trường tác động. Bản này tuy không đầy đủ nhưng có thể giúp bạn dễ dàng nhìn nhận các khía cạnh môi trường một cách đầy đủ.
Bảng câu hỏi dưới đây giúp bạn xác định khía cạnh môi trường dễ dàng:
Câu hỏi | Trả lời | Khía cạnh | Tác động | |
Đầu vào | Đầu ra | |||
Nhiên liệu hoặc năng lượng bản sử dụng cho hoạt động là gì? | Điện | Cơ năng (động cơ điện) | Tiêu hao nhiên năng lượng | Cạn kiện nguồn tài nguyên, ô nhiêm môi trường |
Nhiệt | Phát sinh nhiệt | Làm không khí nóng lên | ||
Gas/khí đốt | Cơ năng | Tiêu hao tài ng
uyên |
Cạn kiệt tài nguyên | |
Khí thải | Phát sinh khí thải CO2 | Tạo khí nhà kín | ||
Nhiệt | Phát sinh nhiệt | Làm không khí nóng lên | ||
Tình huống Khẩn cấp | Rò rỉ khí ga à cháy nổ | Ô nhiễm môi trường | ||
Xăng/dầu | Cơ năng | Tiêu hao tài nguyên | Cạn kiệt tài nguyên | |
Khí thải | Phát sinh khí thải CO2 | Tạo khí nhà kín | ||
Nhiệt | Phát sinh nhiệt | Làm không khí nóng lên | ||
Tình huống Khẩn cấp | Tràn đổ à cháy nổ | Ô nhiễm môi trường | ||
Than đá | Cơ năng | Sử dụng tài ng
uyên than đá |
Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên | |
Khí thải | Phát sinh khí thải | Ô nhiễm môi trường không khí | ||
Nhiệt | Phát sinh nhiệt | Làm nhiệt độ trái đất nóng lên | ||
Tro than | Phát sinh tro than | Ô nhiễm môi trường đất | ||
Năng lượng hạt nhân | Cơ năng | Rò rỉ phóng xạ | Nhiễm xạ khu vực | |
Quá trình sản xuất có phát sinh rác thải/phế phẩm không? | Rác thải thông thường/sinh hoạt | Rác thải sinh hoạt | Phát sinh rác thải t
hông thường |
Ô nhiễm môi trường đất/nước |
Rác thải nguy hại (pin, dầu, nhớt, các kim loại nặng như chì, asen, thuỷ ngân …) | Rác thải nguy hại | Phát sinh rác thải nguy hại | Ô nhiễm môi trường/nhiệm độc kim loại nặng | |
Lẫn lộn rác thải thông thường và nguy hại | Ô nhiễm môi trường/nhiệm độc kim loại nặng | |||
Quá trình sản xuất bạn có sử dụng hoá chất không | Hoá chất | Phát sinh hoá chất thải | Phát sinh hoá chất thải | Ô nhiễm chất thải nguy hại |
Phát sinh vỏ lon/chai/thùng/phi .. chứa hoá chất | Phát sinh vỏ lon/chai/thùng/phi .. chứa hoá chất | |||
Tình huống khẩn cấp | Tràn đổ hoá chất vào
môi trường |
Ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người sử dụng | ||
Quá trình sản xuất bạn có sử dụng sơn không? | Dung dịch sơn | Hơi sơn | Phát sinh hơi sơn vào không khí, đất | Ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khoẻ người làm việc |
Vỏ lon sơn | Phát sinh rác thải nguy hại | Ô nhiễm môi trường | ||
Sơn thải | Phát sinh rác thải nguy hại | Ô nhiễm môi trường | ||
Tình huống khẩn cấp | Tràn đổ | Ô nhiễm môi trường | ||
Khí nén | Xem phần khí nén | |||
Quá trình sản xuất của bạn có sử dụng nguyên liệu làm từ gỗ không? | Gỗ | Gỗ thải | Sử dụng tài nguyên gỗ | Phá rừng, thiên tai |
Rỗ thải | Rác thải thông thường | |||
Quá trình của bạn có tạo ra phác xạ không | Năng lượng | Nhiệt | Phát sinh nhiệt | Làm khí hậu nóng lên |
Năng lượng | Tia phóng xạ (tia x, tia laze, …) | Phát tia phát xạ | Ảnh hưởng sức khoẻ người lao động | |
Năng Lượng | Tiếng ồn | Phát sinh tiếng ồn | Ô nhiễm tiến ồn, gây bệnh nghề nghiệp | |
Năng lượng | Ánh sáng | Ánh sáng | Bệnh tật về mắt | |
Năng lượng | Rung động | Phát sinh rung động | Ảnh hưởng sức khoẻ người lao động | |
Quá trình sản xuất bạn có tạo ra nước thải không? | Nước | Nước thải thông thường | Phát sinh nước thải | Ô nhiễm môi trường nước |
Nước | Nước thải công nghiệp (nguy hại) | Phát sinh nước thải | Ô nhiễm môi trường nước | |
Nước | Nước thải | Sử dụng tài nguyên nước | Cạn kiệt tài nguyên | |
Quá trình của bạn có công đoạn hàn không? | Điện | Ánh sáng | Phát sinh tia sáng | ảnh hưởng mắt |
Nhiệt | Phát sinh nhiệt | Làm nóng kh
ông khí |
||
Tiêu tốn điện năng | Tiêu tốn điện | Cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí | ||
Que hàng | Que hàng thừa | Phát sinh chất thải nguy hại | Ô nhiễm môi trường đất | |
Phát sinh khí hàn | Phái sinh khí hàn | Ô nhiễm không khí | ||
Quá trình bạn sử dụng giấy không? | Giấy | Giấy thải | Phát sinh giấy thải | Ô nhiễm môi trường |
Tiêu thu giấy | Tiêu thụ giấy | Cạn kiệt t
ài nguyên rừng |
||
Quá trình của bạn có sử dụng thiết bị điện không (thiết bị sản xuất/vận chuyển) | Năng lượng điện | Tiêu tốn điện năng | Tiêu tốn điện | Cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí |
Tiếng ồn | Phát sinh tiếng ồn | Ô nhiễm tiến ồn, gây bệnh nghề nghiệp | ||
Bảo dưỡng | Xem bảo trì thiết bị | |||
Quá trình sản xuất của bạn có vệ sinh không? | Nước | Nước thải | Sử dụng nước | Cạn kiệt tài nguyên |
Phát sinh nước thải | Ô nhiểm môi trường nước/đất | |||
Chất tẩy rửa | Vỏ lon hoá chất | Phát sinh rác thải | Ô nhiễm môi tr
ường đất |
|
Tràn đổ hoá chất | Phát sinh hoá chất thải | Ô nhiễm môi trường đất/nước | ||
Giẻ lau | Giẻ lau hư | Phát sinh giẻ lau | Ô nhiễm môi trường đất | |
Bạn có sử dụng khí nén không? | Điện | Khí nén | Tiêu tốn điện năng | Cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí |
Nhiệt | Phát sinh nhiệt | Làm nóng môi trường | ||
Ồn | Phát sinh tiếng ồn | Ô nhiễm tiến ồn, gây bệnh nghề nghiệp | ||
Nổ/xì khí nén | Nổ/xì khí nén | Chấn thương người thao tác | ||
Bảo trì, bảo dưỡng | Xem bảo trì thiết bị
|
|||
Bạn có kho lạnh/máy lạnh không? | Điện năng | Tiêu tốn năng lượng | Phát sinh nhiệt nóng | Làm không khí nóng lên |
Phát sinh nhiệt lạnh | Ảnh hưởng sức khoẻ người thao tác | |||
Tiêu tốn điện năng | Cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí | |||
Dung môi lạnh | Xì dung môi ra môi trường | Phát sinh dung môi làm lạnh | Làm ô nhiễm môi trường | |
Nổ đường ống dung môi | Phát sinh dung môi làm lạnh | Làm ô nhiễm môi trường | ||
Bảo dưỡng | Xem bảo trì thiết bị
|
|||
Bạn sử dụng máy vi tính không? | Sử dụng điện | Phát ánh sáng | Phát sinh ánh sáng | Gây bệnh, tật mắt |
Tiêu tốn điện năng | Cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí | |||
Phát sinh nhiệt | Phát sinh nhiệt | Làm trái đất nóng lên | ||
Máy tính hư | Phát sinh rác thải công nghiệp | Ô nhiễm môi trường đất | ||
Công ty bạn có Hoạt động bảo trì | Sử dụng năng lượng | Lãng phí từ quá trình khởi động và tắt máy | Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiện | |
Bảo trì | Rò rỉ chất bẩn | • Tràn, thấm, đất nhiễm bẩn, thiết bị bảo vệ, Phát thải từ thiết bị rò rỉ | Ô nhiễm môi trườn
g |
|
Sử dụng chất làm sạch | Chất thải | • Chất thải làm sạch / bảo trì (Từ vật lộn xộn, bộ lọc, bùn, xả đáy) | Ô nhiễm môi trường | |
Bảo trì nhà xưởng | • Chất thải khác: Dầu, Dung môi làm sạch, Sơn, Vật liệu xây dựng, Điện | Ô nhiễm môi trường | ||
Bạn có hoạt động in ấn/photo | Giấy | Tiêu thụ giấy | Sử dụng giấy | Phá hoại tài nguyên rừng |
Rác giấy | Phát sinh rác thải giấy | Ô nhiễm môi trường đất | ||
Mực in | Hộp mực in | Phát sinh họp mực in thải | Ô nhiễ
m môi trườn đất |
|
Rơi rớt mực in | Ô nhiễm môi trườn đất | |||
Sử dụng điện | Tiêu tốn điện | Tiêu tốn điện | Cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí |
Bước 5: xác định khía cạnh môi trường có nghĩa
Có nhiều cách xác định khía cạnh môi trường có nghĩa, tuy nhiên thông dụng là dùng ma trận mức độ ảnh hưởng, khả năng xảy ra và yêu cầu các bên liên quan. Phần này giống như phần đánh giá rủi ro và cơ hội trong ISO 9001:2015.
- Chỉ số tác động = Mức độ ảnh hưởng (1) x khả năng xảy ra (2) x yêu cầu các bên liên quan (3)
- Chỉ số này để đánh giá sự đáng kể của tác động môi trường.
- Chỉ số tác động ≥ 10 thì: khía cạnh môi trường đang xem xét là khía cạnh môi trường có nghĩa, cần kiểm soát các khía cạnh của các tác động này như: đưa ra mục tiêu hay thiết lập quy trình quản lý môi trường đối với các tác động này.
- Nếu chỉ số tác động < 10 thì: khía cạnh môi trường đang xem xét là khía cạnh môi trường không đáng kể.
- Riêng đối với các tình huống khẩn cấp luôn được xem là khía cạnh môi trường có nghĩa.
Ví dụ về đánh giá khía cạnh môi trường có nghĩa:
—————————————————————–
P/S Nếu bạn thấy bài viết này có ích cho bạn và người khác, hãy giúp tôi chia sẽ cho những người khác biết. Nếu bài viết chưa tốt vui lòng comment bên dưới để chúng tôi hoàn thiện lại. Cám ơn bạn rất nhiều!
Nguyễn Hoàng Em