HƯỚNG DẪN HIỆU CHUẨN THƯỚC CUỘN CHUẨN

HƯỚNG DẪN HIỆU CHUẨN THƯỚC CUỘN CHUẨN

HƯỚNG DẪN HIỆU CHUẨN THƯỚC CUỘN CHUẨN  – ĐLVN 266 : 2015

1 Phạm vi áp dụng
Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình hiệu chuẩn cho các thước cuộn chuẩn (sau đây gọi tắt là thước cuộn) có phạm vi đo đến 100 m và độ không đảm bảo đo không vượt quá: (0,1 + 0,1 L) mm với L là chiều dài danh nghĩa của thước cuộn, được tính bằng mét (m).

2 Giải thích từ ngữ
Các từ ngữ trong văn bản này được hiểu như sau:
2.1 Chiều dài danh nghĩa của thước cuộn, ký hiệu: L
Chiều dài danh nghĩa của thước cuộn là giá trị đo danh nghĩa lớn nhất được ghi khắc trên thước hoặc quy định của nhà sản xuất.
2.2 Chiều dài đo của thước cuộn, ký hiệu: lm
Chiều dài đo giữa hai vạch chia của thước cuộn được xác định bằng khoảng cách ngắn nhất giữa hai đường tâm của hai vạch chia đó.
2.3 Giá trị độ chia của thước cuộn, ký hiệu: i
Giá trị độ chia của thước cuộn là chiều dài đo giữa hai vạch chia liên tiếp nhau.
2.4 Vạch chia chính
Vạch chia chính là các vạch chia mà chiều dài đo giữa chúng thể hiện chiều dài danh nghĩa của thước cuộn.

3 Các phép hiệu chuẩn
Phải lần lượt tiến hành các phép hiệu chuẩn ghi trong bảng 1.
Bảng 1

TT Tên phép hiệu chuẩn Theo điều mục của ĐLVN
1 Kiểm tra bên ngoài 7.1
2 Kiểm tra kỹ thuật 7.2
3 Kiểm tra đo lường 7.3

4 Phương tiện hiệu chuẩn
Các phương tiện đo dùng để hiệu chuẩn thước cuộn được nêu trong bảng 2.
Bảng 2

TT Tên phương tiện hiệu chuẩn Đặc trưng kỹ thuật đo lường cơ bản Áp dụng cho điều mục của ĐLVN
1 Chuẩn đo lường
Thiết bị hiệu chuẩn thước cuộn
(sau đây gọi là thiết bị hiệu chuẩn)
Độ không đảm bảo đo không lớn hơn giá trị sau:
U = (0,03 + 0,03L) mm
7.3
2 Phương tiện đo khác
2.1 Nhiệt ẩm kế – Phạm vi đo:
(10 ∼ 30) 0C & (30 ∼ 70) %RH
– Giá trị độ chia: 1 0C, 1 %RH
7.3
2.2 Nhiệt kế tiếp xúc – Phạm vi đo: (18 ∼ 22) 0C
– Giá trị độ chia: 0,1 0C
7.3
2.3 Quả cân : 1 kg, 2 kg, 5 kg, 10 kg Cấp chính xác M2 7.3

5 Điều kiện hiệu chuẩn
Khi tiến hành hiệu chuẩn phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
– Nhiệt độ: (20 ± 2) ºC;
– Độ ẩm: (55 ± 5) %RH.

6 Chuẩn bị hiệu chuẩn
Trước khi tiến hành hiệu chuẩn phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau đây:
Thước cuộn phải được làm sạch, để ổn định trong phòng hiệu chuẩn thời gian ít nhất hai giờ trước khi tiến hành hiệu chuẩn.

7 Tiến hành hiệu chuẩn
7.1 Kiểm tra bên ngoài
Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:
– Trên thước cuộn phải có ký, mã hiệu của cơ sở sản xuất và phạm vi đo của thước.
– Bề mặt của thước cuộn phải sạch, nhẵn, không bị rỉ (đối với thước bằng kim loại), không có vết xước sâu ảnh hưởng đến việc đọc số chỉ.
– Khi trải thước cuộn lên mặt phẳng, hai mép của thước phải thẳng và song song với nhau.
– Bộ phận cuốn của thước cuộn phải hoạt động nhẹ nhàng, không được gây hư hỏng thước.
– Các chữ số ghi trên thước phải bền (không xóa được), rõ ràng, đều đặn, không gây nhầm lẫn cho người sử dụng.

7.2 Kiểm tra kỹ thuật
Phải kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây:
– Giá trị độ chia “i” của thước phải có giá trị: 0,5 mm; 1 mm.
– Các vạch của thước phải bền (không xóa được), thẳng, đều, vuông góc với mép thước.
– Chiều dày vạch chia trên thước không được lớn hơn 0,2 mm. Kiểm tra chiều dày vạch chia trên thước tại 3 vị trí (khoảng đầu, giữa và cuối thước) bằng lúp đo hoặc
thiết bị đọc số có giá trị độ chia ≤ 0,05 mm. Ghi kết quả đo được vào bảng 1 của biên bản hiệu chuẩn.
Nếu thước cuộn cần hiệu chuẩn khi kiểm tra kỹ thuật không đạt yêu cầu thì không tiến hành kiểm tra đo lường.

7.3 Kiểm tra đo lường
Thước cuộn được kiểm tra đo lường theo trình tự nội dung, phương pháp và yêu cầu sau đây:
7.3.1 Yêu cầu
7.3.1.1 Giá trị tuyệt đối sai số cho phép lớn nhất của thước cuộn không được vượt quá giá trị được tính bằng công thức sau:
ΙEΙ = (0,1+ 0,1lm) mm (1)
Trong đó: lm – Chiều dài đo của thước cuộn tính bằng mét.

7.3.1.2 Độ lệch cho phép lớn nhất đối với khoảng “j” giữa hai vạch cùng đơn vị liên tiếp trên thước (vạch milimét, vạch centimét, vạch decimét) cho trong bảng 3.

Bảng 3

Chiều dài của “j” (mm) 1 10 100
Độ lệch cho phép lớn nhất (mm) 0.1 0.2 0.3

7.3.2 Trình tự kiểm tra
7.3.2.1 Xác định sai số của thước
– Gá đặt thước cuộn cần hiệu chuẩn lên băng máy của thiết bị hiệu chuẩn và kéo căng thước bằng một lực theo quy định của nhà sản xuất hoặc:
+ Đối với các loại thước cuộn bằng chất dẻo, sợi thủy tinh dùng lực kéo F ≈ 20 N (dùng quả cân 2 kg).
+ Đối với các loại thước cuộn bằng thép có phạm vi đo L:
♣ L < 10 m dùng lực kéo F  ≈10 N (dùng quả cân 1 kg);
♣ 10 m ≤ L < 30 m dùng lực kéo F ≈ 50 N (dùng quả cân 5 kg);
♣ 30 m ≤ L ≤ 100 m dùng lực kéo F ≈ 100 N (dùng quả cân 10 kg).
– Để thước cuộn ở vị trí đo cho đến khi nhiệt độ của thước cuộn và thiết bị hiệu chuẩn không chênh lệch quá 1 0C.
– Xác định sai số của phạm vi đo và chiều dài đo từ vạch đầu của thước đến 3 vạch bất kỳ trên thước cuộn so với thiết bị hiệu chuẩn (3 vạch bất kỳ chọn trong khoảng ¼ đến ¾ chiều dài thước). Ghi kết quả đo được vào bảng 2 của biên bản hiệu chuẩn.
– Nếu thước cuộn và thiết bị hiệu chuẩn không cùng vật liệu thì phải tính số hiệu chính kết quả đo theo hệ số giãn nở nhiệt của chúng.
– Trong trường hợp phạm vi đo của thiết bị hiệu chuẩn nhỏ hơn phạm vi đo của thước cuộn cần hiệu chuẩn, ta xác định sai số toàn bộ của thước cuộn bằng tổng các sai số
chiều dài từng phần của nó. Độ không đảm bảo đo trong trường hợp này phải tính thêm thành phần độ không đảm bảo đo khi xác định tâm của vạch chia khi dịch chuyển
thiết bị hiệu chuẩn.

7.3.2.2 Xác định độ lệch của khoảng “j”:
Dùng lúp đo hoặc thiết bị đọc số để xác định độ lệch của khoảng “j” ở phần đầu, phần cuối và ở khoảng giữa thước. Ghi kết quả đo được vào bảng 3 của biên bản hiệu chuẩn.

8 Ước lượng độ không đảm bảo đo
Thiết lập công thức tính toán độ không đảm bảo đo.

8.1 Độ không đảm bảo tổng hợp: uc

 

 

 

 

 

8.2 Xác định các đại lượng đầu vào
8.2.1 us: Thành phần ĐKĐBĐ của thiết bị hiệu chuẩn được xác định thông qua giấy chứng nhận hiệu chuẩn của thiết bị (Phụ lục 2).
8.2.2 ud: Thành phần ĐKĐBĐ do sai số của việc xác định đường tâm của vạch chia (Phụ lục 2).
8.2.3 uT: Thành phần ĐKĐBĐ do ảnh hưởng của nhiệt độ khi tiến hành hiệu chuẩn (Phụ lục 2).
8.2.4 uα: Thành phần ĐKĐBĐ do ảnh hưởng của hệ số giãn nở nhiệt của vật liệu làm thước cuộn và của thiết bị hiệu chuẩn (Phụ lục 2).
8.2.5 uDC: Thành phần ĐKĐBĐ do ảnh hưởng của việc xác định đường tâm của vạch chia khi dịch chuyển thiết bị hiệu chuẩn (phụ lục 2).

8.3 Độ không đảm bảo đo mở rộng: U95
được tính với mức tin cậy P ≈ 95% và hệ số phủ k = 2
U95 = k x uc = 2uc (4)

9 Xử lý chung
9.1 Thước cuộn chuẩn sau khi hiệu chuẩn nếu có độ không đảm bảo đo ≤ (0,1 + 0,1 L) mm được cấp chứng chỉ hiệu chuẩn (tem hiệu chuẩn, dấu hiệu chuẩn, giấy chứng nhận hiệu chuẩn…) theo quy định.
9.2 Thước cuộn chuẩn sau khi hiệu chuẩn nếu có độ không đảm bảo đo > (0,1 + 0,1 L) mm thì không cấp chứng chỉ hiệu chuẩn mới và xóa dấu hiệu chuẩn cũ (nếu có).
9.3 Chu kỳ hiệu chuẩn của thước cuộn chuẩn là 12 tháng.

 

PHỤ LỤC 2: HƯỚNG DẪN TÍNH TOÁN ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO ĐO

————————————————————————

P/S Nếu bạn thấy bài viết này có ích cho bạn và người khác, hãy giúp tôi chia sẽ cho những người khác biết. Nếu bài viết chưa tốt vui lòng email cho tôi theo địa chỉ [email protected] để chúng tôi hoàn thiện lại  (vì số lượng bài viết ngày càng nhiều nên bạn comment bên dưới tôi không có thời gian đọc hết lại các bài viết nên không phát hiện được khi bạn comment và trả lời kịp thời). Cám ơn bạn rất nhiều!

Nguyễn Hoàng Em

About Author

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.