8.9.1 Yêu cầu chung
TỔ CHỨC PHẢI ĐẢM BẢO RẰNG DỮ LIỆU THU ĐƯỢC TỪ VIỆC GIÁM SÁT CÁC OPRP VÀ TẠI CÁC CCP ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CÓ NĂNG LỰC.
Tiêu chuẩn yêu cầu:
Điều này có nghĩa là gì?
Tiêu chuẩn nói rằng, việc phân tích dữ liệu thu được từ quá trình giám sát các oPRP và CCP phải được thực hiện bởi người có năng lực phù hợp, nghĩa là người có khả năng đọc và hiểu được dữ liệu đang nói lên điều gì, chúng đang có những vấn đề gì trong quá trình kiểm soát trong dữ liệu đó, người này ít nhất phải có trình độ phù hợp, phải hiểu được phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu.
Quá trình phân tích dữ liệu nhằm đánh giá quá trình có hoạt động như kỳ vọng không ? có những rủi ro gì đang tìm ẩn trong gì liệu này không ? có cơ hội nào cần phải tận dụng để cải tiến.
Sau khi phân tích dữ liệu cho thấy rằng có sự không phù hợp xuất hiện hoặc có một mối nguy tiềm ẩn cần phải xử lý thì người này phải có thẩm quyền chỉ đạo thực hiện thực hiện hành động khắc phục hoặc hành động phòng ngừa mà không phải thông qua hay báo cáo xin một cấp quản lý khác trước khi đưa ra hành động. Người này thường là Trưởng ban ATTP, Trưởng phòng QA, Phó Giám đốc phụ trách chất lượng.
Làm thế nào để chứng minh ?
Việc đánh giá dữ liệu mang tính hiệu quả phải phụ thuộc vào cách thức thu thập dữ liệu, cách thức thống kê dữ liệu và khả năng nhìn ra vấn đề của người phân tích. Điều này tôi sẽ nói sâu hơn ở điều khoản 9.1.
Ngoài ra, người đánh giá giữ liệu phải được phân quyền rõ ràng, và quyền hạn cho phép họ có quyền yêu cầu các phòng ban thực hiện hành động khắc phục hoặc có quyền yêu cầu đình chỉ sản xuất để điều tra nguyên nhân và cách ly sản phẩm không phù hợp.
8.9.2 SỰ KHẮC PHỤC
TỔ CHỨC PHẢI ĐẢM BẢO RẰNG CÁC SẢN PHẨM KHÔNG PHÙ HỢP DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN TỚI HẠN/TIÊU CHÍ HÀNH ĐỘNG PHẢI ĐƯỢC NHẬN BIẾT, KIỂM SOÁT SỬ DỤNG VÀ KIỂM SOÁT THÔNG QUA RA THỊ TRƯỜNG.
Tiêu chuẩn yêu cầu:
Tổ chức phải đảm bảo rằng khi các giới hạn tới hạn tại các CCP và/hoặc các tiêu chí hành động đối với các OPRP không được đáp ứng, các sản phẩm chịu tác động được nhận biết và được kiểm soát việc sử dụng và đưa các sản phẩm này ra ngoài (8.9.2.1).
Điều này có nghĩa là gì?
Tiêu chuẩn nói rằng, khi các sản phẩm không phù hợp do không đáp ứng gới hạn tới hạn hoặc tiêu chí hành động thì phải được nhận biết rõ ràng, được kiểm soát để tránh sử dụng nhằm lẫn và phải điểm soát các sản phẩm này khi thực hiện thông qua đưa sản phẩm ra thị trường.
Kiểm soát nghĩa là quản lý sản phẩm không phù hợp này theo một quy trình nghiêm ngặt để tránh trường hợp sử dụng nhầm lẫn với sản phẩm phù hợp, thông qua vô tình hoặc tránh đánh tráo hay hành động có chủ đính gây mất ATTP (an ninh thực phẩm).
Yêu cầu đầu tiên đối với các những sản phẩm không phù hợp với yêu cầu của sản phẩm được nhận dạng và kiểm soát. Hai từ then chốt ở đây là “nhận dạng” và “kiểm soát”.
Tiêu chuẩn không quy định bất kỳ phương pháp cụ thể nào để nhận biết các sản phẩm không phù hợp. Việc nhận biết này là do tổ chức tự quy định, một số gợi ý nhận biết các sản phẩm không phù hợp sau đây bạn có thể xem xét:
• Dùng các thẻ, nhãn, bảng tên dán lên sản phẩm (thẻ hàng NG, Hàng OK);
• Sử dụng các bao bì, hộp và túi đựng chuyên biệt cho hàng không phù hợp và hàng tốt (Hàng hư bỏ hộp màu đỏ, tốt để hợp màu xanh, hàng rớt đất để hộp màu vàng …)
• Viết trực tiếp lên sản phẩm (sản phẩm chờ xử lý, sản phẩm hư,…);
• Dùng băng keo màu dán sản phẩm (sản phâm tốt dùng băng keo màu xanh, sản phẩm hư dùng băng keo màu đỏ);
• Nhận dạng điện tử, thường bằng mã vạch gắn liền với sản phẩm, sử dụng số lô sản xuất.
• Lưu trữ sản phẩm ở các khu vực được đánh dấu đặc biệt, ví dụ như Khu vực hàng hư, khu vực hàng tốt, ….
Tổ chức chịu trách nhiệm quyết định những hình thức nhận dạng nào phù hợp nhất cho hoạt động của mình. Không phải tốn nhiều thời gian và chi phí cho hoạt động nhận biết của bạn, việc nhận dạng nhằm để người dùng hiểu được cái đang ở đó là hàng tốt hay xấu để tránh lẫn lộn một cách vô ý mà thôi.
Kiểm soát đầu ra không phù hợp là vấn đề tiếp theo ISO 22000:2018 yêu cầu các tổ chức phải giải quyết, và nó bao gồm một loạt các hoạt động như sau:
• Thiết lập các yêu cầu quản lý đặc biệt về đầu ra không phù hợp;
• Phân tách đầu ra không phù hợp khỏi các sản phẩm phù hợp;
• Bảo đảm hàng hoá ở khu vực bị cách ly hoàn toàn hoặc được bảo vệ tránh nhầm lẫn, tránh sử dụng có chủ đích gây mất ATTP;
• Thiết lập các quy trình quản lý đầu ra không phù hợp;
• Xác định trách nhiệm và thẩm quyền của người quản lý đầu ra không phù hợp;
• Đào tạo nhân viên về quy trình quản lý đầu ra không phù hợp;
• Xác định khung thời gian để thực hiện hành động thích hợp để giải quyết đầu ra không phù hợp;
• Xây dựng hệ thống hồ sơ cần lưu trữ;
• Kết nối với hệ thống hành động khắc phục (10.2);
Nói cách khác, “kiểm soát” có hai khía cạnh phải thực hiện, một là nhằm để ngăn ngừa các sản phẩm không phù hợp tiếp cận và / hoặc tiếp tục ảnh hưởng đến khách hàng và hai là loại bỏ các nguyên nhân gây ra các sản phẩm không phù hợp.
Trong trường hợp khách hàng phản hồi sản phẩm của bạn là không phù hợp thì đây cũng là một dạng của đầu ra không phù hợp, tức là bạn cũng phải kiểm soát. Nhưng thông thường người ta xử lý theo quy trình xử lý khiếu nại khách hàng trước, sau đó mới thực hiện quy trình kiểm soát đầu ra không phù hợp để tìm nguyên nhân và đưa ra hướng khắc phục.
Làm thế nào để chứng minh?
Cách duy nhất để ngăn ngừa việc sử dụng nhầm lẫn các sản phẩm không phù hợp là tiêu hủy nó ngay khi phát sinh, nhưng có thể cách này sẽ làm thiệt hại cho tổ chức của bạn. Có một số cách đơn giản có thể loại bỏ sự không phù hợp là sửa chữa nó hoặc làm lại, hay xử lý nó để tận dụng lại làm nguyên liệu (các sản phẩm nhựa bị lỗi, người ta nghiền lại thành hạt nhựa để tái sử dụng).
Nhận dạng sản phẩm không phù hợp phổ biến nhất là áp dụng nhãn cho sản phẩm có thể phân biệt với các sản phẩm khác. Tốt hơn là nên sử dụng nhãn màu đỏ cho các mặt hàng không phù hợp và nhãn màu xanh lá cây cho các mặt hàng phù hợp và có thể sử dụng được. Bằng cách này, bạn có thể xác định tình trạng sản phẩm ở một khoảng cách và giảm nguy cơ nhầm lẫn. Cách thứ 2 là cho tất cả các sản phẩm không phù hợp vào một khu vực cách ly và ghi nhãn cho nó, chẳng hạn như Khu vực hàng không phù hợp chờ xử lý. Và bạn có thể áp dụng các cách đã liệt kê ở phần trên.
Để kiểm soát sản phẩm không phù hợp bạn cần:
• Biết thế nào là không phù hợp (tức là tiêu chí phán định sản phẩm không phù hợp là gì?);
• Biết ai quyết định nó không phù hợp;
• Biết về tình trạng của nó (không phù hợp về cái gì, mức độ ra sao, có tái sử dụng được không, …).
• Biết nơi nó nằm ở chỗ nào và ai có trách nhiệm vận chuyển, bảo quản nó xà xử lý nó;
• Biết các sản phẩm không phù hợp này không được phép sử dụng nếu chưa được xử lý hoặc phê duyệt thỏa đáng.
• Biết ai là người chịu trách nhiệm đưa ra giải pháp xử lý và ai là người có thẩm quyền phê duyệt giải pháp đó.
Bạn nên thực hiện các hành động ở trên để kiểm soát và ngăn ngừa sản phẩm không phù hợp được giao cho khách hàng hoặc chuyển cho công đoạn sau trong quá trình sản xuất.
TỔ CHỨC PHẢI THIẾT LẬP, DUY TRÌ VÀ CẬP NHẬT CÁC THÔNG TIN DẠNG VĂN BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ VÀ KHẮC PHỤC CÁC SẢN PHẨM KHÔNG PHÙ HỢP.
Tiêu chuẩn yêu cầu:
Tổ chức phải thiết lập, duy trì và cập nhật các thông tin dạng văn bản bao gồm: a) phương pháp xác định, đánh giá và khắc phục các sản phẩm chịu tác động để đảm bảo xử lý đúng cách; (8.9.2.1.a).
Điều này có nghĩa là gì?
Thiết lập các thông tin dạng văn bản về phương pháp xác định, đánh giá và khắc phục các sản phẩm không phù hợp đúng cách nghĩa là xây dựng quy trình xử lý các sản phẩm không phù hợp do không đáp ứng giới hạn kiểm soát. Điều khoản này quy định bạn phải có quy trình quy định về:
- Phương pháp xác định một sản phẩm không phù hợp nghĩa là bạn định nghĩa một sản phẩm như thế nào là không phù hợp, ví dụ như sản phẩm không đáp ứng giới hạn kiểm soát.
- Phương pháp đánh giá nghĩa là bạn đánh giá xem sự không phù hợp đó xuất hiện ở đâu?, từ thời điểm nào? có bao nhiêu sản phẩm bị ảnh hưởng? mức độ nghiêm trọng của vấn đề? có cấn thực hiện hành động khắc phục hay không? có cần thực hiện thu hồi/triệu hồi sản phẩm hay không? Cách thức xử lý sản phẩm không phù hợp đó như thế nào?…
- Phương pháp khắc phục: nghĩa là cách thức khắc phục sản phẩm không phù hợp như thế nào? về sự khắc phục có 3 việc phải làm:
+ Một là khoanh vùng, tách lô và xử lý các sản phẩm không phù hợp: thông thường xử lý bằng cách làm lại (tái chế), hạ cấp bán cho thức ăn hoa xúc, và thải bỏ, tùy theo trường hợp mà bạn thực hiện biện pháp phù hợp;
+ Tìm ra nguyên nhân sơ bộ gây ra sự không phù hợp, nguyên nhân sơ bộ khác nguyên nhân gốc rễ, nguyên nhân sơ bộ là do máy hư, nguyên nhân gốc rễ để thực hiện hành động khắc phục là trả lời tại sao máy hư (do thiết bị không nằm trong kế hoạch bảo trì nên chưa được bảo trì);
+ Đưa chúng với giới hạn kiểm soát: sau khi phân tích nguyên nhân sơ bộ chúng ta tiến hành khắc phục tạm thời để đưa chúng về giới hạn kiểm soát. Ví dụ như nguyên nhân sơ bộ gây ra sự không phù hợp là máy hư, sự khắc phục tạm thời là sửa thiết bị cho nó hoạt động ổn định lại.
Việc đảm bảo xử lý đúng cách nghĩa là bạn đã đánh giá và đưa ra biện pháp khắc phục xong, bạn tiến hành thực hiện khắc phục theo đúng như những gì đã xác định đã được xác định.
Duy trì có nghĩa là thông tin dạng văn bản này phải sẵn có và duy trì có nghĩa là yêu cầu quy trình này ở dạng tài liệu.
Cập nhật nghĩa là khi có sự thay đổi phải được cập nhật cho phù hợp, cập nhật này nói đến cập nhật thông tin dạng văn bản theo yêu cầu điều khoản 7.5
Làm thế nào để chứng minh?
Điều đầu tiên bạn phải thiết lập quy trình quy định về trình tự thực hiện sản phẩm không phù hợp, sau đó phổ biến cho tất cả những người liên quan được biết và thực hiện theo đúng trình tự này.
Sau đó áp dụng chúng vào thực tế và cập nhật chúng khi có sự thay đổi.
TỔ CHỨC PHẢI THIẾT LẬP, DUY TRÌ VÀ CẬP NHẬT CÁC THÔNG TIN DẠNG VĂN BẢN VỀ BỐ TRÍ XEM XÉT VIỆC KHẮC PHỤC ĐÃ THỰC HIỆN.
Tiêu chuẩn yêu cầu:
Tổ chức phải thiết lập, duy trì và cập nhật các thông tin dạng văn bản bao gồm: b) bố trí xem xét việc khắc phục đã thực hiện. (8.9.2.1.b).
Điều này có nghĩa là gì?
Sau khi thực hiện sự khắc phục các sản phẩm không phù hợp, tổ chức phải bố trí việc xem xét lại sự khắc phục thực hiện có đúng như kế hoạch hay không? kết quả có như mong muốn hay không? các sản phẩm không phù hợp có được cách ly, nhận biết và sử dụng đúng cách hay không?
Cụm từ bố trí việc xem xét trong yêu cầu này có một số hàm ý như:
- Bố trí người thực hiện xem xét: người này có năng lực phù hợp, hiểu vấn đề và có tính khách quan nhất định;
- Bố trí thời gian xem xét: sau bao lâu thực hiện sự khắc phục thì xem xét lại kết quả thực hiện khắc phục.
- Nội dung xem xét lại ở đây có một số vấn đề như: là sự khắc phục có thực hiện đúng như quy trình hay không? kết quả đạt được có đúng như mong đợi hay không? có cần thực hiện thêm một hành động khác hay không? có sự không phù hợp tương tự xảy ra hay không? các giá trị giới hạn có được đưa về vị trí kiểm soát hay không?
Làm thế nào để chứng minh?
Bạn thực hiện xem xét lại những vấn được nêu ở trên là phù hợp, và lưu lại bằng chứng dưới dạng thông tin văn bản.
KHI KHÔNG ĐÁP ỨNG ĐƯỢC CÁC GIỚI HẠN TỚI HẠN TẠI CÁC CCP, CÁC SẢN PHẨM CHỊU TÁC ĐỘNG PHẢI ĐƯỢC XÁC ĐỊNH VÀ XỬ LÝ NHƯ CÁC SẢN PHẨM KHÔNG AN TOÀN TIỀM ẨN.
Tiêu chuẩn yêu cầu:
Điều này có nghĩa là gì?
Trong điều khoản 8.5.4.4 chúng ta đã xây dụng biện pháp khắc phục khi các giới hạn tới hạn không đáp ứng được. Trong điều khoản này cũng đề cập đến vấn đề trên nhưng điều khoản này là điều khoản chính của tiêu chuẩn yêu cầu về sản phẩm không phù hợp.
Khi các giá trị đo lường cho thấy kết quả đo lường không đáp ứng giới hạn tới hạn tại các CCP thì chúng ta phải xác định chúng đã vượt quá từ thời gian nào để tiến hành tách lô để xử lý các sản phẩm không phù hợp này. Để xác định được sản phẩm bị ảnh hưởng chúng ta có thể xác định dữ liệu tại thời điểm đo trước đó đến thời điểm hiện tại, những lô hàng/sản phẩm được sản xuất tại thời điểm này có khả năng có mối nguy không an toàn tiềm ẩn. Bạn phải cách ly chúng để đánh giá và xử lý theo quy trình xử lý sản phẩm không phù hợp của bạn.
Việc xử lý sản phẩm không phù hợp có nhiều cách, cách dễ nhất, an toàn nhất nhưng tốn chi phí là hủy bỏ toàn lô sản phẩm bị ảnh hưởng đó, cách thứ 2 là hạ cấp bán thức ăn gia súc, cách thứ 3 là tái chế làm lại, phần này sẽ nói rõ hơn trong điều khoản 9.4 Xử lý sản phẩm không an toàn tiềm ẩn.
Theo TCVN ISO 22004:2015, Các giới hạn tới hạn bị vượt quá nghĩa là sản phẩm không an toàn tiềm ẩn, Cả sự khắc phục và hành động khắc phục cần được hoạch định, lập tài liệu khi có thể và áp dụng khi cần. Nghĩa là cần cả sự khắc phục và hành động khắc phục.
Làm thế nào để chứng minh?
Xem điều khoản 9.4
KHI KHÔNG ĐÁP ỨNG ĐƯỢC TIÊU CHÍ HÀNH ĐỘNG ĐỐI VỚI MỘT OPRP THÌ CẦN THỰC HIỆN XÁC ĐỊNH HẬU QUẢ CỦA LỖI ĐÓ ĐỐI VỚI AN TOÀN THỰC PHẨM.
Tiêu chuẩn yêu cầu:
Nếu không đáp ứng được tiêu chí hành động đối với một OPRP thì cần thực hiện: a) xác định hậu quả của lỗi đó đối với an toàn thực phẩm; (8.9.2.3.a).
Điều này có nghĩa là gì?
Đối với sản phẩm không đáp ứng giới hạn tới hạn của CCP thì sản phẩm đó chứa mối nguy mất an toàn tiềm ẩn, tuy nhiên đối với tiêu chí hành động oPRP thì khi một sản phẩm không đáp ứng tiêu chí hành động chưa phải hoàn toàn chứa mối nguy mất an toàn thực phẩm tiền ẩn, do đó chúng ta phải thực hiện đánh giá xem liệu lỗi đó có gây ra hậu quả mất an toàn thực phẩm không?
Việc đánh giá mất an toàn thực phẩm phải dựa trên tầm quan trọng tại điểm mà oPRP đó kiểm soát. Ví dụ như lượng côn trùng trong bẩy ở trong khu vực sản xuất vượt quá giới hạn hành động của một oPRP, bạn tiến hành thuê nhà cung cấp bên ngoài thực hiện phun xịt côn trùng, tuy nhiên việc vượt đó chưa hẵn sản phẩm chúng ta đã nhiễm côn trùng, mà chúng ta phải đánh giá lại xem liệu có con nào nhiễm vào sản phẩm không? nếu không có nguy cơ thì chúng ta chấp nhận, nếu có nguy cơ thì chúng ta tiến hành sàng lọc sản phẩm bị ảnh hưởng và có khả năng chứa các mối nguy mất an toàn thực phẩm thì xử lý chúng theo như điều khoản 8.4.
Làm thế nào để chứng minh?
Khi bạn phát hiện tiêu chí hành động không đáp ứng, bạn tiến hành đánh giá hậu quả của lỗi đó đối với an toàn thực phẩm, nếu kết quả cho rằng chúng tiềm ẩn rủi ro mất an toàn thực phẩm phải tiến hành xử lý sản phẩm bị mất an toàn đó, nếu xác nhận rằng chúng không ảnh hưởng thì chúng ta chỉ cần phân tích nguyên nhân để thực hiện hành động khắc phục tránh tái diễn.
KHI KHÔNG ĐÁP ỨNG ĐƯỢC TIÊU CHÍ HÀNH ĐỘNG ĐỐI VỚI MỘT OPRP THÌ CẦN THỰC HIỆN XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY RA LỖI.
Tiêu chuẩn yêu cầu:
Nếu không đáp ứng được tiêu chí hành động đối với một OPRP thì cần thực hiện: b) xác định nguyên nhân gây ra lỗi; (8.9.2.3.b).
Điều này có nghĩa là gì?
Sau khi xác định hậu quả của lỗi gây ra, nếu việc đó gây ra hậu quả có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm thì phải phân tích nguyên nhân gây ra lỗi.
Chúng ta thấy rõ tiêu chuẩn có hai yêu cầu phân tích nguyên nhân, một là điều khoản này “xác định nguyên nhân gây ra lỗi” và điều khoản “8.9.3.c xác nhận nguyên nhân sự không phù hợp” vậy chúng khác nhau chỗ nào? Tiêu chuẩn không giải thích yêu cầu này, nhưng theo sự hiểu biết của tôi điều khoản này nói đến nguyên nhân gây ra lỗi là hàm ý nguyên nhân trực tiếp gây ra lỗi, còn điều khoản 8.9.3.c là nói đến nguyên nhân gốc rễ gây nên sự không phù hợp.
Ví dụ: Chúng ta phát hiện sản phẩm đóng gói có khối lượng không đồng đều theo chuẩn mực chất lượng, chúng ta quan sát thấy rằng nguyên nhân trực tiếp là cảm biến cân bị hỏng, phân tích tìm ra nguyên nhân gốc rễ là nhân viên QC không thực hiện kiểm tra xác nhận 10 sản phẩm trước khi cho sản xuất chính thức, dẫn đến không phát hiện cân bị hỏng. Trong trường hợp nếu xử lý sự sai lỗi thì chỉ thực hiện thay cảm ứng hư là loại bỏ được nguyên nhân trực tiếp, máy hoạt động bình thường, còn loại bỏ nguyên nhân gốc rễ (thực hiện hành động khắc phục) là phải đào tạo lại nhân viên QC, thực hiện kiểm tra chéo giữa QC và Tổ trưởng đóng gói trước khi chạy.
Làm thế nào để chứng minh?
Đối với các sai lỗi do không đáp ứng tiêu chí hành động một oPRP thì phải phải xác định nguyên nhân trực tiếp gây ra chúng và để lại bằng chứng là được.
Về công cụ sử dụng có thể thao khảo các công cụ phân tích nguyên nhân bài viết sau: http://quantri24h.com/ky-thuat-giai-quyet-van-de-theo-toyota/
KHI KHÔNG ĐÁP ỨNG ĐƯỢC TIÊU CHÍ HÀNH ĐỘNG ĐỐI VỚI MỘT OPRP THÌ CẦN THỰC HIỆN XÁC ĐỊNH CÁC SẢN PHẨM CHỊU TÁC ĐỘNG VÀ XỬ LÝ.
Tiêu chuẩn yêu cầu:
Nếu không đáp ứng được tiêu chí hành động đối với một OPRP thì cần thực hiện: c) xác định các sản phẩm chịu tác động và xử lý theo 8.9.4. (8.9.2.3.c).
Điều này có nghĩa là gì?
Trong điều khoản 8.5.4.4 chúng ta đã xây dụng biện pháp khắc phục khi các tiêu chí hành động không đáp ứng được. Trong điều khoản này cũng đề cập đến vấn đề trên nhưng điều khoản này là điều khoản chính của tiêu chuẩn yêu cầu về sản phẩm không phù hợp.
Khi các giá trị đo lường cho thấy kết quả đo lường không đáp ứng tiêu chí hành động tại các oPRP thì chúng ta phải xác định chúng đã vượt quá từ thời gian nào để tiến hành tách lô để xử lý các sản phẩm không phù hợp này. Để xác định được sản phẩm bị ảnh hưởng chúng ta có thể xác định dữ liệu tại thời điểm đo trước đó đến thời điểm hiện tại, những lô hàng/sản phẩm được sản xuất tại thời điểm này có khả năng có mối nguy không an toàn tiềm ẩn. Bạn phải cách ly chúng để đánh giá và xử lý theo quy trình xử lý sản phẩm không phù hợp của bạn.
Việc xử lý sản phẩm không phù hợp có nhiều cách, cách dễ nhất, an toàn nhất nhưng tốn chi phí là hủy bỏ toàn lô sản phẩm bị ảnh hưởng đó, cách thứ 2 là hạ cấp bán thức ăn gia súc, cách thứ 3 là tái chế làm lại, phần này sẽ nói rõ hơn trong điều khoản 9.4 Xử lý sản phẩm không an toàn tiềm ẩn.
Làm thế nào để chứng minh?
Xem điều khoản 9.4
TỔ CHỨC PHẢI LƯU KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THÀNH THÔNG TIN DẠNG VĂN BẢN.
Tiêu chuẩn yêu cầu:
Tổ chức phải lưu kết quả đánh giá thành thông tin dạng văn bản (8.9.2.3).
Điều này có nghĩa là gì?
Tiêu chuẩn yêu cầu bạn lưu lại kết quả đánh giá của sự không phù hợp dướng dạng thông tin dạng văn bản, tử “Lưu” ngụ ý là hồ sơ về đánh giá sự không phù hợp phải có.
Làm thế nào để chứng minh?
Các hành động được thực hiện để đối phó với sự không phù hợp sẽ khác nhau và có thể bao gồm:
- Đánh tác động/hậu quả sự không phù hợp
- Các hành động để ngăn chặn việc tạo ra sự không phù hợp hơn nữa (ví dụ: hành động ngăn chặn, đình chỉ sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ).
- Các hành động để ngăn chặn việc sử dụng hoặc giao hàng vô ý (ví dụ: cách ly, cách ly).
- Các hành động để sửa lỗi không phù hợp (ví dụ: làm lại, sửa chữa, trả lại cho nhà cung cấp, phế liệu, nhân nhượng).
- Các hành động để xác định các mục liên quan khác thực sự hoặc có khả năng không phù hợp.
- Các hành động để đối phó với tác động ngay lập tức (ví dụ: trì hoãn, thu hồi/triệu hồi sản phẩm, dọn dẹp, bảo hành, bồi thường, truy tố)…..
Mô tả về sự không phù hợp và các hành động được thực hiện để xử lý nó thường được kết hợp trên một hình thức riêng biệt với hành động khắc phục vì hành động khắc phục có thể không được xác định đồng thời với hành động khác vì nhiều lý do. Một hình thức duy nhất không phải lúc nào cũng phù hợp và trong một số trường hợp, bố cục dạng tự do có thể phù hợp hơn cho sự không phù hợp nghiêm trọng.
LƯU GIỮ THÔNG TIN DẠNG VĂN BẢN VỀ BẢN CHẤT CỦA SỰ KHÔNG PHÙ HỢP.
Tiêu chuẩn yêu cầu:
Các thông tin dạng văn bản phải được lưu giữ để mô tả sự khắc phục đã thực hiện đối với các sản phẩm và quá trình không phù hợp, bao gồm: a) bản chất của sự không phù hợp; (8.9.2.4.a).
Điều này có nghĩa là gì?
Bản chất của sự không phù hợp là thông tin đặt trong bối cảnh của sự không phù hợp, ví dụ, mô tả những gì không phù hợp, yêu cầu nào không được đáp ứng, các điều kiện mà nó được phát hiện, v.v. và chứa sự không phù hợp, nếu có, và những người được thực hiện để giải quyết hậu quả và ngăn ngừa tái phát.
Một số thông tin mô tả bản chất của sự không phù hợp cơ bản cần được giữ lại như:
- Xác định của đối tượng không phù hợp.
- Yêu cầu cụ thể mà đối tượng không phù hợp.
- Ngày và thời gian được phát hiện.
- Người phát hiện ra nó và vị trí của họ.
- Các điều kiện môi trường phổ biến tại thời điểm đó, khi có liên quan.
- Điều gì đã xảy ra tại thời điểm sự không phù hợp được phát hiện, khi có liên quan…
Làm thế nào để chứng minh?
Bạn lưu lại các thông tin nêu trên.
LƯU GIỮ THÔNG TIN DẠNG VĂN BẢN VỀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA LỖI.
Tiêu chuẩn yêu cầu:
Các thông tin dạng văn bản phải được lưu giữ để mô tả sự khắc phục đã thực hiện đối với các sản phẩm và quá trình không phù hợp, bao gồm b) nguyên nhân gây lỗi; (8.9.2.4.b).
Điều này có nghĩa là gì?
Các hành động được thực hiện để điều tra nguyên nhân của sự không phù hợp và đảm bảo nó không tái diễn hoặc xảy ra ở nơi khác có thể bao gồm:
a) kết quả phân tích Pareto;
b) nguyên nhân có thể và nguyên nhân gốc rễ;
c) tiêu chí để xác định mức độ nghiêm trọng hoặc mức độ ưu tiên;
d) các xét nghiệm được tiến hành để xác nhận nguyên nhân gốc rễ;
e) các hành động được đề xuất để loại bỏ nguyên nhân gốc rễ;
f) các hành động được đề xuất để hiển thị các quy trình, sản phẩm và dịch vụ tương tác ít bị tổn thương hơn khi góp phần vào sự không phù hợp
g) các hành động được thực hiện;
h) kết quả của các hành động được thực hiện.
Làm thế nào để chứng minh?
Bạn lưu lại các thông tin nêu trên.
LƯU GIỮ THÔNG TIN DẠNG VĂN BẢN VỀ HẬU QUẢ TỪ SỰ KHÔNG PHÙ HỢP.
Tiêu chuẩn yêu cầu:
Các thông tin dạng văn bản phải được lưu giữ để mô tả sự khắc phục đã thực hiện đối với các sản phẩm và quá trình không phù hợp, bao gồm c) hậu quả từ sự không phù hợp. (8.9.2.4.c).
Điều này có nghĩa là gì?
Ở điều khoản 8.9.2.3.a chúng ta đã đánh giá hậu quả của sự không phù hợp, điều khoản này yêu cầu chúng ta lưu lại kết quả của sự đánh giá đó.
Làm thế nào để chứng minh?
Bạn lưu lại các thông tin kết quả đánh giá sự không phù hợp.
Tài liệu tham khảo
- ISO 9000 Quality Systems Handbook, David Hoyle, Seventh edition published 2018, by Routledge;
- TCVN ISO/TS 22004:2015 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM – HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG TCVN ISO 22000
Nguyễn Hoàng Em