FSSC 22000 VER 5 – ĐK 2.5.3 – PHÒNG VỆ THỰC PHẨM

FSSC 22000 VER 5 – ĐK 2.5.3 – PHÒNG VỆ THỰC PHẨM

2.5.3.1 ĐÁNH GIÁ MỐI ĐE DỌA

TỔ CHỨC SẼ CÓ MỘT QUY TRÌNH ĐƯỢC LẬP THÀNH VĂN BẢN ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỐI ĐE DỌA ĐỂ XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC MỐI ĐE DỌA TIỀM ẨN

Tiêu chuẩn yêu cầu

Tổ chức sẽ có một quy trình được lập thành văn bản để: a) Tiến hành đánh giá mối đe dọa để xác định và đánh giá các mối đe dọa tiềm ẩn (FSSC 2.5.3.1.a).;

Điều này có nghĩa là gì?

Theo định nghĩa:

  • Định nghĩa của GFSI về Phòng vệ thực phẩm là: Quá trình đảm bảo an toàn thực phẩm và đồ uống khỏi mọi hình thức tấn công độc hại có chủ ý bao gồm cả tấn công có ý thức hệ dẫn đến ô nhiễm. (GFSI 2017).
  • PAS 96: 2017: Phòng vệ thực phẩm: Thủ tục được áp dụng để đảm bảo an ninh thực phẩm và đồ uống và chuỗi cung cấp của họ khỏi các các cuộc tấn công độc hại và có chủ đích làm nhiễm bẩn hoặc gián đoạn cung cấp.
  • FDA: Phòng vệ thực phẩm là nỗ lực bảo vệ thực phẩm khỏi các hành vi pha trộn có chủ đích nhằm gây tổn hại trên diện rộng đối với sức khỏe cộng đồng, bao gồm các hành vi khủng bố nhắm vào nguồn cung cấp thực phẩm.
  • USDA: Phòng vệ Thực phẩm là việc triển khai các biện pháp để giảm nguy cơ có người cố ý làm nhiễm bẩn nguồn cung cấp thực phẩm để gây hại cho sức khỏe cộng đồng, làm suy yếu nền kinh tế của chúng ta hoặc phá hoại công việc kinh doanh của quý vị.

Theo 04 định nghĩa này thì bản chất của phòng vệ thực phẩm là bảo vệ thực phẩm trước các rủi ro cố ý (phá hoại) do con người. Điều này cũng có nghĩa là một phần của quá trình đánh giá rủi ro ATTP trong điều khoản 6.1 tiêu chuẩn ISO 22000:2018.

Chúng ta cần phân biệt giữa phòng vệ thực phẩm và an toàn thực phẩm:

  • ATTP nói đến sự ô nhiễm thực phẩm thụ động, không chủ ý và tập trung vào các mối nguy về sinh học, hóa học và vật lý. Các mối nguy về ATTP tuy khó kiểm soát nhưng khá dễ đoán.
  • Phòng vệ thực phẩm (PVTP) nhằm hạn chế nguồn cung cấp thực phẩm có khả năng bị làm ô nhiễm có chủ ý thường là bằng các chất hóa học, sinh học, hoặc các chất gây hại khác bởi những người mong muốn gây ra sự nguy hại. Ngoài việc khó dự đoán, các mối nguy PVTP còn thường rất khó kiểm soát.

Trong yêu cầu này của tiêu chuẩn, bạn phải thiết lập quy trình (thủ tục) để tiến hành xác định và đánh giá các mối đe dọa tiền ẩn gây mất an toàn thực phẩm. Yếu cầu này chủ yếu đề cập đến cách thức nhận diện các mối đe dọa tiềm ẩn và đánh giá mức độ rủi ro của các mối đe dọa này để điều khoản 2.5.3.1.b đưa ra biện pháp kiểm soát chúng.

Theo PAS 96:2017 định nghĩa Mối đe dọa là cái gì đó có thể gây tổn thất hoặc hư hại phát sinh từ ý định xấu cua con người.

Theo hướng dẫn FSSC thì quá trình này gồm các bước sau:

1) Thành lập đội phòng vệ thực phẩm

2) Thực hiện đánh giá mối đe dọa (ví dụ: TACCP), xác định và đánh giá các mối đe dọa và lỗ hổng tiềm năng

3) Xác định và lựa chọn các biện pháp kiểm soát tương ứng

4) Tài liệu đánh giá mối đe dọa, các biện pháp kiểm soát, xác minh và quy trình quản lý sự cố trong Kế hoạch phòng vệ thực phẩm được hỗ trợ bởi Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

5) Xây dựng chiến lược đào tạo và truyền thông hiệu quả và thực hiện Kế hoạch phòng vệ thực phẩm.

Bằng chương trình PVTP, các biện pháp bảo vệ được thiết lập đối với các khu vực nhạy cảm trong chuỗi cung ứng thực phẩm, quá trình chế biến và phân phối. Tuy vậy, các biện pháp phòng vệ chỉ có thể làm giảm thiểu rủi ro và chủ yếu dựa trên các hệ thống và biện pháp phòng tránh. Xây dựng mô hình nhận thức ALERT là một phần quan trọng trong các chương trình PVTP: Nhận diện 5 điểm quan trọng mà các đơn vị sản xuất và kinh doanh có thể áp dụng để giảm thiểu những rủi ro do sự gây ô nhiễm có chủ ý tại chỗ:

  • A – ASSURE: Đảm bảo rằng việc cung ứng và nguyên liệu chế biến là từ những nguồn an toàn và đảm bảo

+ Làm thế nào công ty ĐẢM BẢO/ASSURE rằng việc cung ứng và nguyên liệu chế biến là từ những nguồn an toàn và đảm bảo?
– Phải hiểu biết nhà cung cấp
– Thuyết phục nhà cung cấp thực thi các biện pháp phòng vệ thực phẩm;
– Yêu cầu việc khóa cửa và niêm phong các xe tải, tàu hỏa, xe vận tải nhỏ
– Giám sát khâu bóc vỡ nguyên liệu

  • L – LOOK: Giám sát sự an toàn của sản phẩm và nguyên liệu tại nhà máy;

Làm thế nào bạn giám sát (LOOK) sự an toàn của sản phẩm và nguyên liệu tại nhà máy của bạn?
– Thực hiện một hệ thống để sản xuất chế biến sản phẩm
– Ghi chép về nguyên liệu
– Bảo quản nhãn bao bì ở nơi an toàn và tiêu hủy nhãn bao bì hết hạn và bao bì bị loại bỏ
– Hạn chế việc ra vào và kiểm tra khu vực sản xuất
– Ghi chép thông tin thành phẩm
– Thuyết phục bộ phận nhà kho thực thi các biện pháp phòng vệ thực phẩm

  • E – EMPLOYEES: hiểu biết về nhân viên và những người ra vào nhà máy sản xuất;

Bạn biết gì về nhân viên (EMPLOYEES) và những người ra vào nhà máy sản xuất?
– Kiểm tra lý lịch nhân viên
– Nắm được ai là nhân viên nhà máy
– Thiết lập một hệ thống nhận diện nhân viên
– Hạn chế sự xâm nhập của bộ phận văn phòng vào nơi SX
– Ngăn cản sự xâm nhập của khách hàng vào khu vực trọng yếu của nhà máy

  • R – REPORTS: các vấn đề, nghi vấn về an ninh của sản phẩm được báo cáo đến chuyên trách trong khi vấn đề vẫn còn trong kiểm soát

Bạn có thể cung cấp các báo cáo sự an ninh của sản phẩm khi còn trong sự kiểm soát của bạn?
– Định kỳ đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý an ninh
– Thực hiện việc thanh tra ngẫu nhiên việc phòng vệ thực phẩm
– Thiết lập và bảo trì các hồ sơ ghi chép
– Đánh giá, rút kinh nghiệm các bài học

  • T – THREAT:  các mối nguy, sự cố hoặc hành động đánh nghi trong nhà máy được ngăn chặn và thông báo cho chuyên trách

Bạn sẽ làm gì và thông báo với ai nếu gặp một mối nguy (THREAT) hoặc sự cố trong nhà máy của bạn, kể cả hành động nghi ngờ?
– Thu giữ bất kỳ sản phẩm nào bạn nghĩ là đã bị gây nhiễm
– Liên hệ nhà quản lý có liên quan

Cùng ALERT, Mô hình FIRST cũng được triển khai nhằm cung cấp quy trình làm việc phù hợp cho công nhân trực tiếp sản xuất thực phẩm giúp ngăn ngừa các mối nguy PVTP:

  • F – Follow – Thi hành kế hoạch và quy định PVTP của công ty
  • I – Inspect – kiểm tra khu vực làm việc và những khu vực chung quanh
  • R – Recognise – Phát hiện bất cứ dấu hiệu nào bất thường
  • S – Secure – Bảo vệ tất cả các chất phụ gia, vật liệu, và thành phẩm
  • T – Tell – báo cáo ban quản lý nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường và khả nghi nào.

Làm thế nào để chứng minh?

Khi xác định phạm vi đánh giá của bạn, điều quan trọng là phải nhận ra rằng mức độ đe dọa đã được chứng minh là cao nhất tại các cơ sở sản xuất. Đảm bảo địa điểm của bạn (bao gồm cả nhân viên) được bảo vệ nhưng không giới hạn chỉ trong cơ sở của bạn và bao gồm chuỗi cung ứng.

Bạn cần triển khai một hệ thống đánh giá logic các mối đe dọa có sẵn một số công cụ (ví dụ: TACCP, CARVER + Shock, Trình tạo kế hoạch phòng vệ thực phẩm của FDA FDBP5). Bất cứ công cụ nào được sử dụng, là tùy thuộc vào tổ chức.

Về bản chất, cách tiếp cận Food Defense cố gắng trả lời các câu hỏi chính sau đây

– Ai có thể muốn tấn công chúng tôi?

– Làm thế nào họ có thể làm điều đó?

– Tác động sức khỏe cộng đồng tiềm năng là gì?

– Làm thế nào chúng ta có thể ngăn chặn điều này xảy ra?

Tự làm quen với các thuộc tính chế biến thực phẩm có thể làm cho thực phẩm của bạn trở thành mục tiêu (ví dụ: các lô lớn hoặc dễ truy cập có ý định làm tăng rủi ro). Bao gồm cả rủi ro bên ngoài (nơi khác trong chuỗi cung ứng) và rủi ro nội bộ (ví dụ: truy cập địa điểm/thiết bị, không hài lòng nhân viên).

Điều quan trọng cần lưu ý là mọi mối đe dọa được xác định sẽ KHÔNG tự động được xác định là có ý nghĩa và sẽ KHÔNG tự động được yêu cầu xử lý bằng biện pháp kiểm soát. Điều quan trọng là xác định càng nhiều mối đe dọa càng tốt để chúng có thể được đánh giá. Sau các sự cố lặp đi lặp lại hoặc nghiêm trọng, đánh giá mối đe dọa tiếp theo có thể xác định rằng cần phải có biện pháp kiểm soát.

Khi tiến hành đánh giá mối đe dọa, ban đầu được phép nhóm nguyên liệu (ví dụ: nguyên liệu thô tương tự hoặc thành phẩm tương tự). Khi rủi ro đáng kể được xác định trong một nhóm, có thể cần phải phân tích sâu hơn.

Để đáp ứng yêu cầu này bạn phải xây dựng một quy trình để làm cơ sở nhận diện và đánh giá rủi ro các mối đe dọa, và thực hiện đánh giá các mối đe dọa này. Một danh sách các mối đe dọa và mức độ rủi ro của nó là đáp ứng yêu cầu này của tiêu chuẩn.

Bạn xem bài viết tiếp theo về quy trình phòng vệ thực phẩm.

TỔ CHỨC SẼ CÓ MỘT QUY TRÌNH ĐƯỢC LẬP THÀNH VĂN BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN VÀ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CHO CÁC MỐI ĐE DỌA ĐÁNG KỂ

Tiêu chuẩn yêu cầu

Tổ chức sẽ có một quy trình được lập thành văn bản để: b) Phát triển và thực hiện các biện pháp giảm thiểu cho các mối đe dọa đáng kể. (FSSC 2.5.3.1.b).;

Điều này có nghĩa là gì?

Sau khi xác định được các mối đe dọa và đánh giá được mối đe dọa này có rủi ro cao để tiến hành xây dựng các biện pháp kiểm soát nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu mức độ rủi ro của các mối đe dọa này.

Việc thành công của Phòng vệ thực phẩm là phải nhìn nhận đầy đủ các mối đe dọa, đánh giá mức độ rủi ro của chúng đúng mức và thực hiện các biện pháp kiểm soát hiệu quả.

Các biện pháp kiểm soát các mối đe dọa phải xác định hai yếu tố một là thực hiện kiểm soát và hai là biện pháp kiểm tra giám sát chéo. ví dụ: biện pháp kiểm soát an ninh của bạn là cấm tất cả nhiên viên đem vật dụng cá nhân vào khu vực sản xuất như thuốc uống, son, phấn, các chất đọc hại, … Tổ trưởng các nhóm phải có trách nhiệm kiểm tra tất cả các thành viên của đội mình trước khi vào xưởng, đây là biện pháp kiểm soát, còn phải thêm một bước nữa là nhân viên QC định kỳ phải kiểm tra đột xuất khu vực làm việc của nhóm và các vật dụng mang trong người.

Khi xác định chiến lược Phòng thủ Thực phẩm, các mối đe dọa tiềm ẩn được xác định dưới 1 sẽ được đánh giá về tầm quan trọng của chúng. Có thể sử dụng ma trận rủi ro tương tự như HACCP (ví dụ: Khả năng xảy ra x Tác động / Hậu quả). Các yếu tố khác như khả năng tiếp cận, khả năng phát hiện và nhận dạng có thể được sử dụng làm chỉ số tiếp theo. Một chiến lược phòng ngừa cho những rủi ro đáng kể sẽ được phát triển và lưu lại. Để giúp xác định các biện pháp phòng ngừa, FDA đã công bố một cơ sở dữ liệu với các biện pháp phòng ngừa cho các loại hoạt động khác nhau trong toàn bộ chuỗi thực phẩm (xem https://www.fda.gov/food/food-defense-tools-educational-materials/mitigation-strategies-database).

Làm thế nào để chứng minh?

Bạn phải phát triển các biện pháp để kiểm soát các mối đe dọa được đánh giá là có mức rủi ro cao (có nghĩa), sau đó áp dụng các biện pháp kiểm soát đó vào thực tế.

Bạn xem bài viết tiếp theo về quy trình phòng vệ thực phẩm.

2.5.3.2  LẬP KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC PHẢI CÓ MỘT KẾ HOẠCH PHÒNG VỆ THỰC PHẨM ĐƯỢC LẬP THÀNH VĂN BẢN

Tiêu chuẩn yêu cầu

a) Tổ chức phải có một kế hoạch phòng vệ thực phẩm được lập thành văn bản trong đó nêu rõ các biện pháp giảm thiểu bao gồm các quy trình và sản phẩm trong phạm vi FSMS của tổ chức (FSSC 2.5.3.2.a).;

Điều này có nghĩa là gì?

Theo USDA định nghĩa: Kế hoạch phòng vệ thực phẩm là một tài liệu đưa ra các biện pháp kiểm soát do một cơ sở phát triển nhằm ngăn chặn sự cố tình gây ô nhiễm sản phẩm. Một kế hoạch phòng vệ thực phẩm hiệu quả cũng có thể:

  • nâng cao lòng tin của cộng đồng đối với sự an toàn và an ninh nguồn cung cấp thực phẩm;
  • phản ánh sự cam kết về các bước đi tích cực, chủ động  để bảo vệ các sản phẩm nội  địa;
  • tăng cường trao đổi thông tin và tính hiệu quả của hoạt động;
  • giảm khả năng xảy ra trộm cắp;
  • giảm nhu cầu phải có thêm quy định về phòng vệ thực phẩm;
  • giảm rủi ro dẫn đến sản phẩm không an toàn và thiệt hại kinh tế do các hành động có chủ ý;
  • giảm mức phí bảo hiểm; và
  • giảm rủi ro tiềm ẩn về nghĩa vụ mà công ty phải chịu.

Bốn yếu tố này cấu thành một kế hoạch phòng vệ thực phẩm hiệu quả (PDCA):

1. Xây dựng (P): Hoàn thành văn bản này sẽ đồng nghĩa với việc hoàn thành yếu tố này.

2. Triển khai (D): Yếu tố này được hoàn thành khi các biện pháp mà cơ sở đánh dấu chọn hoặc liệt kê được triển khai và đang được sử dụng.

3. Kiểm tra (C): Việc giám sát định kỳ sẽ giúp hoàn thành yếu tố này. Việc giám sát có thể được thực hiện bằng các biện pháp đơn  giản, như kiểm tra cửa có khóa hoặc tiến hành kiểm tra xung quang cơ sở mà  không báo trước. Việc giám sát có thể được lập thành  văn bản bằng cách sử dụng một mẫu, như Bản tính kèm A. Không nhất thiết phải kiểm tra tất cả các biện pháp an ninh với tần suất như nhau.

4. Đánh giá và Duy trì (A): Đánh giá kế hoạch ít nhất mỗi năm một lần, chỉnh lý kế hoạch khi cần và thực hiện các hành động thích hợp.

Làm thế nào để chứng minh?

Bạn phải lập một kế hoạch PVTP hiệu lực, kế hoạch phải dựa trên việc phân tích các mối đe dọa và các biện pháp kiểm soát các mối đe dọa có mức độ rủi ro có nghĩa phải được đưa ra, thực hiện và xác nhận giá trị sử dụng trước khi sử dụng thực tế.

Nội dung một kế hoạch PVTP nên bao gồm các yêu tố sau:

a. Thủ tục bảo vệ bên ngoài

1. Bảo vệ tòa nhà và tài sản (nghĩa là khóa cửa, báo động, chiếu sáng, giám sát camera)

2. Bảo vệ việc vận chuyển và nhận hàng (tức là giám sát các lô hàng, kiểm tra giả mạo)

3. Bảo mật các email (nghĩa là mở thư, xử lý thư đáng ngờ);

b. Thủ tục an ninh nội bộ

4. Bảo vệ nội bộ chung (nghĩa là khu vực hạn chế, giám sát khu vực tiếp cận của khách hàng)

5. An ninh khu vực chế biến thực phẩm (nghĩa là giám sát tiếp cận vào thiết bị và khu vực chế biến thực phẩm)

6. Bảo vệ việc lưu trữ (nghĩa là tiếp cận vào các khu vực lưu trữ, luân chuyển hàng hóa)

7. Bảo vệ thành phần cấu thành sản phẩm/ nguồn nước / nước đá;

8. Khu vực tiếp cận khách hàng đến thực phẩm (tức là giám sát đường tự chọn (buffet line – ví dụ như: các băng chuyền tự chọn đồ ăn trên Kichi Kichi)

9. Bảo vệ kiểm soát hóa chất / vật liệu nguy hiểm (nghĩa là dung môi làm sạch, thuốc trừ sâu)

10. Bảo mật thông tin (nghĩa là lịch nhận sản phẩm, thông tin nhân sự nhận, …)

c. An ninh nhân sự

11. Quy trình tuyển dụng (nghĩa là kiểm tra tài liệu tham khảo, kiểm tra lý lịch)

12. Chính sách nghỉ ốm của nhân viên (tức là bệnh tự báo cáo)

13. Đào tạo nhân viên (nghĩa là phòng vệ thực phẩm, ứng phó khẩn cấp, nhân viên, nhân viên mới và hàng năm)

14. Bảo vệ sự tiếp cận địa điểm của con người (nghĩa là các bảo vệ chủ chốt, hạn chế tiếp cận cá nhân)

15. Nhà thầu, nhà cung cấp (tức là kiểm tra ID, giao hàng không báo trước, giám sát)

16. Quản lý (tức là đánh giá / kiểm tra kế hoạch thực phẩm hàng năm, quản lý được đào tạo)

17. Phản hồi / Giảm thiểu / Phục hồi (nghĩa là cây thông báo khẩn cấp, thiết lập quan hệ với người ứng cứu khẩn cấp, xây dựng kế hoạch ứng phó, Kế hoạch hoạt động liên tục tại chỗ)

Bạn xem bài viết tiếp theo về quy trình phòng vệ thực phẩm.

KẾ HOẠCH PHÒNG VỆ THỰC PHẨM SẼ ĐƯỢC HỖ TRỢ BỞI FSMS

Tiêu chuẩn yêu cầu

Tiêu chuẩn yêu cầu b) Kế hoạch phòng vệ thực phẩm sẽ được hỗ trợ bởi FSMS của tổ chức (FSSC 2.5.3.2.b).;

Điều này có nghĩa là gì?

Kế hoạch nên được hỗ trợ bởi Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của tổ chức cho tất cả các sản phẩm của mình, nghĩa là nó phải chứa các yếu tố như biện pháp kiểm soát, kiểm tra xác nhận, khắc phục và hành động khắc phục, trách nhiệm, lưu giữ hồ sơ và cải tiến liên tục .. Ngoài ra, FSMS cần đưa yếu tố Phòng vệ Thực phẩm vào ví dụ chính sách, kiểm toán nội bộ, đánh giá quản lý, v.v.

Một ví dụ như bạn đưa ra biện pháp kiểm soát cho trộm đột nhập thì trước khi áp dụng thực tế bạn phải xác định giá trị sử dụng của biện pháp, xem liệu một người nào đó đột nhập vào bên trong có được phát hiện hay không? Sau đó, bạn áp dụng vào thực tế và thực hiện kiểm tra xác nhận xem nó có liệu lực hay không, cũng như là định kỳ phân tích dữ liệu xem liệu có trường hợp nào xuất hiện để cải tiến biện pháp kiểm soát và cập nhật lại hệ thống quản lý.

Hiệu quả của việc bảo vệ bản thân phần lớn phụ thuộc vào mọi người. Đây có thể là bên ngoài (ví dụ: nhà cung cấp) hoặc nội bộ (cộng sự của tổ chức bạn). Do đó, một chương trình đào tạo và / hoặc truyền thông là rất cần thiết.

Làm thế nào để chứng minh?

Bạn phải thiết lập quá trình kiểm soát các mối đe dọa theo như một quá trình của FSMS, tức là bắt đầu từ việc miêu tả lưu đồ các quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu trữ, sơ đồ các lối đi (nơi người ta có thể lưu thông hoặc đột nhập) –> sau đó xác định các mối đe dọa tiềm tàng –> tiếp theo là đánh giá rủi ro các mối đe dọa này –> thiết lập biện pháp kiểm soát –> thử nghiệm biện pháp kiểm soát (xác nhận giá trị sử dụng) –> áp dụng (hồ sơ thực hiện giám sát, kiểm soát, hành động khắc phục, tình huống khẩn cấp, thu hồi, triệu hồi …) –> kiểm tra xác nhận (thẩm tra), đánh giá nội bộ –> phân tích và đánh giá dữ liệu –> cải tiến –> cập nhật lại biện pháp kiểm soát (định kỳ rà soát và cập nhật lại biện pháp kiểm soát).

KẾ HOẠCH PHẢI TUÂN THỦ PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ PHẢI ĐƯỢC CẬP NHẬT

Tiêu chuẩn yêu cầu

Tiêu chuẩn yêu cầu c) Kế hoạch phải tuân thủ pháp luật hiện hành và phải được cập nhật (FSSC 2.5.3.2.c).;

Điều này có nghĩa là gì?

Tiêu chuẩn yêu cầu Kế hoạch PVTP của bạn phải phù hợp với các yêu cầu luật định liên quan. Ngoài ra khi có sự thay đổi và/hoặc định kỳ rà soát cập nhật lại kế hoạch PVTP để đảm bảo rằng chúng luôn phù hợp với tổ chức của bạn.

Theo Guidance document: Food defense – FSSC 22000 Version 5 thì chuyên gia khi đánh giá quá trình PVTP như sau: đánh giá viên cần đánh giá việc đánh giá rủi ro và xác định và thực hiện các hành động phòng ngừa là đầy đủ thông qua việc đặt các câu hỏi sau:

  • Có một đội ngũ với năng lực / kiến ​​thức chính xác không?
  • Đánh giá rủi ro đã được thực hiện và ghi lại?
  • Các mối đe dọa có liên quan được bảo hiểm?
  • Chiều rộng của đánh giá rủi ro (toàn bộ chuỗi cung ứng được đánh giá và không chỉ địa điểm riêng)?
  • Có phương pháp nào để xác định tầm quan trọng của các mối đe dọa không?
  • Khi các mối đe dọa quan trọng được xác định, có kế hoạch Phòng vệ Thực phẩm bằng văn bản không?
  • Đào tạo và truyền thông được giải quyết như thế nào?
  • Hiệu suất của Quy trình phòng chống gian lận thực phẩm có được đánh giá theo ISO 22000: 2018 Chương 9 (Đánh giá kết quả hoạt động)
  • Phân tích có được xem xét thường xuyên và tần suất có đầy đủ không?
  • Nhóm Ứng phó Khẩn cấp đã được chuẩn bị (ISO 22000: 2018 đoạn 8.4) chưa?
  • Tất cả các hoạt động trên có được thực hiện hiệu lực thông qua FSMS của tổ chức (ví dụ: hồ sơ, nhận thức về con người, bảo mật địa điểm, đánh giá nội bộ, xem xét của lãnh đạo) không?

 Làm thế nào để chứng minh?

Để chứng minh điều này, việc đầu tiên là bạn phải có danh sách các yêu cầu luật định, sau đó bạn thiết lập các kế hoạch này phù hợp với các yêu cầu đó.

Thứ 2 nữa là bạn phải thiết lập kế hoạch cập nhật hệ thống theo điều khoản 10.3 – ISO 22000:2018, nội dụng kế hoạch cập nhật FSMS phải bao gồm nội dung rà soát và cập nhật lại các kế hoạch PVTP này, và định kỳ bạn thực hiện rà soát và cập nhật thao kế hoạch.

Ngoài ra khi có bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến PVTP bạn phải cập nhật lại ngay lập tức (thay đổi kế hoạch, thay đổi đầu vào phân tích các nguy cơ, thay đổi mức độ rủi ro, thay đổi biện pháp kiểm soát, thay đổi luật định, …).

Tài liệu tham khảo:

  • https://fskn.ctu.edu.vn/images/upload/pdf/ic2.pdf
  • https://vietnamwcm.wordpress.com/2017/06/10/food-defense-phong-ve-thuc-pham/
  • https://www.accessdata.fda.gov/scripts/fooddefensemitigationstrategies/
  • Guidance document: Food defense – FSSC 22000 Version
  • PAS 96:2014 Guide to protecting and defending food and drink from deliberate attack

Nguyễn Hoàng Em

Categories: ISO 22 000 : 2018

About Author

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.