Hầu hết các nhà máy thực phẩm thực hiện chương trình kiểm soát động vật gây hại theo những quy trình có sẵn của các nhà tư vấn hoặc theo các tài liệu có sẵn mà không tiếp cận theo quá trình theo logic của tiêu chuẩn. Vì vậy tôi viết bài viết này để giúp chúng ta tham khảo cách tiếp cận đúng tinh thần tiên chuẩn.
Quy trình đánh giá mối nguy và biện pháp kiểm soát về động vật gây hại có thể tóm gọn thành các bước như sau:
–> Xác định chủng loại động vật gây hại –> đánh giá rủi ro –> xây dựng biện pháp kiểm soát (xác định lối vào/nơi xâm nhập, xác định tiêu chí hành động, xác định biện pháp khắc phục, xác định biện pháp kiểm soát, xác định phương pháp kiểm tra/giám sát) –> thử nghiệm (xác nhận giá trị sử dụng) biện pháp kiểm soát –> thực hiện –> thẩm tra –> Phân tích dự liệu và thực hiện cải tiến.
Bước 1: Xác định chủng loại động vật gây hại
- Bước này giúp chúng ta nhận diện các loài động gây hại có thể xâm nhập vào nhà xưởng gây hưu hại nhà xưởng, dụng cụ, gây lây lan mầm bệnh, làm nhiễm bẩn thực phẩm hoặc nhiễm chéo.
- Theo thông thường động vật gây hại gồm các nhóm như sau:
+ Nhóm thâm nhập từ đất lên: kiến, mối, mọt, …
+ Nhóm thâm nhập qua đường bay: dán, ruồi, muỗi, chim, các loại bọ biết bay, bướm, ong, nhện, …
+ Nhóm thâm nhập qua khe hở của tường: thằng lằn, chuột, các loài bò sát, động vật đi bộ, …
+ Nhóm thâm nhập qua đường cống: giun, …
- Việc xác định đúng loại côn trùng giúp chúng ta có thể đưa ra các biện pháp kiểm soát hữu hiệu và phù hợp.
- Để xác định các loại này bạn phải thu thập dữ liệu quá khứ về các loài động vật, phỏng vấn người lao động ngay cả bảo vệ, chị lao công, xem xét tính mùa vụ và tính đa dạng sinh học trong khu vực nhà máy của bạn.
Bước 2: Đánh giá rủi ro
- Sau khi nhận diện được các động vật gây hại, chúng ta tiến hành đánh giá rủi ro cho từng loại để chọn ra những rủi ro lớn nhất nhằm đưa ra biện pháp kiểm soát tập trung vừa tiết kiệm nguồn lực vừa mang lại hiệu quả cao.
- Thông thường người ta đánh giá rủi ro dựa trên ma trận 5:5 giữa tần suất xuất hiện và mức độ ảnh hưởng của các loài. Về cách thức đánh giá bạn có thể xem bài viết: http://quantri24h.com/iso-220002018-dk-8-5-2-3-danh-gia-moi-nguy/;
- Về mực độ ảnh hưởng thì nó tùy thuộc vào khu vực, nếu xâm nhập vào khu vực nguyên vật liệu thì mức độ ảnh hưởng thấp hơn khâu sản phẩm hoàn thiện chờ đóng gói, …
- Ví dụ sau khi đánh giá rủi ro chúng ta thấy rằng có 3 loài có rủi ro cao là: chuột, côn trùng bay (bọ biết bay, muỗi) và giun.
- Ngoài ra bạn có thể sử dụng sơ đồ cây quyết định để đánh giá rủi ro liên quan đến các PRP côn trùng này.
Bước 3: Xây dựng biện pháp kiểm soát
3.1. Xác định lối vào/lối xâm nhập côn trùng
- Việc xác định lối xâm nhập của động vật gây hại là quan trong để đưa ra các chốt kiểm soát hiệu quả.
- Để làm được điều này, bạn phải vẽ sơ đồ mặt bằng nơi làm việc, vị trí các khe hở và các vị trí các điểm có thể xâm nhập mà các loài động vật gây hại có rủi ro cao ở trên.
- Ví dụ đối với các côn trùng bay thì khả năng xâm nhập qua các lỗ thông khí (quạt, giếng trời, các cửa sổ, các cửa mở, …), chuột thì các cửa mở, lỗ trống, và giun thì các lỗ cóng thoát nước, các cửa ra vào nơi ẩm thấp, …
3.2. Xác định tiêu chí hành động và biện pháp khắc phục
- Mục đích yêu cầu này là nhằm đảm bảo rằng chúng ta có hành động kịp thời khi xu hướng động vật gây hại tăng, trường hợp vượt tiêu chí chấp nhận phải tiến hành các biện pháp khắc phục phù hợp.
- Hầu hết các doanh nghiệp thực phẩm thiếu tiêu chí này.
- Ví dụ:
3.3. Xác định biện pháp kiểm soát:
Sau khi xác định tiêu chí hành động, tiếp theo là xác định biện pháp kiểm soát. Tùy từng loài động vật mà chúng ta tiến hành xây dựng các biện pháp kiểm soát phù hợp. Dưới đây là vài ví dụ:
a) Côn trùng bay:
- Các lỗ thông gió phải che kính bằng vải, ví dụ như bọc các lỗ thông gió bằng vải,
- Các cửa mở phải treo các màng nhựa để khi mở cửa côn trùng không xâm nhập;
- Đặt các bẩy thu hút côn trùng như đèn bắt côn trùng, miếng dán bắt côn trùng, bẩy pheromone (như miếng dán bắt rùi, miến dán bắt mọt thuốc lá, …);
- Phun thuốc diệt côn trùng định kỳ. Khi phun thuốc diệt công trùng phải ghi lại loại thuốc sử dụng (có được cho phép của bộ y tế không?), liều lượng sử dụng, thời gian phun, biện pháp phòng ngừa nhiễm chéo, người phun, người giám sát.
- Loại bỏ những khu vực trú ẩn hay dụ dỗ côn trùng như là các thùng rác phải kín (có nấp đậy), loại bỏ các khu vực bề bộn xung quan nhà máy.
b) Chuột:
- Đánh giá đường đi của chuột,
- Phương pháp đặt bẩy: lưu ý đối mới mồi dẫn dụ phải thay đổi thường xuyên, các bẩy phãi đặt nhưng nơi lối đi của chuột, chọn số lượng bẩy phải phù hợp.
- Dùng thuốc bả chuột: lưu ý tránh dùng thuốc chuột ăn vào chết tại chỗ hoặc đi một đoạn đường chết vì có thể gây ô nhiễm nếu chúng ta không phát hiện. Nên dùng thuốc chúng ăn vào khát nước tìm chỗ uống nước rồi chết tại đó.
- Loại bỏ những khu vực trú ẩn hay dụ dỗ côn trùng như là các thùng rác phải kín (có nấp đậy), loại bỏ các khu vực bề bộn xung quan nhà máy.
c) Giun
- Thiết kế các nắp cống chảy 1 chiều, có nấp đậy để tránh côn trùng bò lên từ lỗ cống;
3.4. Xác định biện pháp kiểm tra giám sát
Sau khi đã thiết lập biện pháp kiểm soát, bước tiếp theo là chúng ta xác định biện pháp giám sát. Biện pháp giám sát kiểm tra phải bao gồm các nội dung sau:
- Người thực hiện;
- Tần suất/thời gian thực hiện; hàng ngày, tuần, tháng, quý,…
- Phương pháp thục hiện: quan sát bằng mắt, đếm số con, …
Ví dụ: đối với đèn bắt côn trùng
- Giám sát: đếm số lượng phát sinh hàng ngày, ghi bảng;
- Thẩm tra: phân tích xu hướng dữ liệu hàng hàng tuần, thẩm tra thực hiện (cách đặt bẩy, số lượng bẩy, vệ sinh bẩy, tình trạng bẩy, ..): hàng quý;
Sau khi xác định biện pháp bạn phải hoạch định thực hiên như sau:
- Để thực hiện biện pháp kiểm soát đầu tiên bạn phải chọn số lượng biện pháp áp dụng, ví dụ như số lượng bẩy chuột, số lượng bẩy côn trùng, .. .
- Chọn vị trí đặt, sau đó vẽ sơ đồ và đánh số các thiết bị;
- Lên kế hoạch đặt bẩy, kiểm tra hàng ngày;
- Lập biểu ghi nhận kết quả, đánh giá xu hướng.
Bước 4. Xác định giá trị sử dụng:
Tùy theo từng biện pháp kiểm soát mà chúng ta thử nghiệm hiệu quả chúng khách nhau, ví dụ như:
- Đối với đèn bắt côn trùng: có thể cho vào phòng kính, sau đó thả côn trùng xem hiệu quả bắt của đèn;
- Đối với bẫy chuột: đặt vị trí lối chuột hay đi xem liệu chúng có vào bẩy không? có thể đặt camera quan sát;
- Nếu chúng ta không thể thực hiện xác nhận giá trị sử dụng thì chúng ta có thể sử dụng dữ liệu của nhà cung cấp về khả năng hoặc tín năng bắt côn trùng làm chứng minh.
Bước 5. Thực hiện:
Thực hiện theo như việc hoạch định;
Bước 6: Thẩm tra
Sau khi thực hiện biện pháp kiểm soát, bước tiếp theo là chúng ta xác định biện pháp thẩm tra. Biện pháp thẩm tra phải bao gồm các nội dung sau:
- Người thực hiện;
- Tần suất/thời gian thực hiện; hàng ngày, tuần, tháng, quý,…
- Phương pháp thục hiện: quan sát bằng mắt, đếm số con, xem xét dữ liệu, đánh giá hiệu quả…
- Ngoài ra, việc thẩm tra còn phải đánh giá lại mức độ rủi ro các loài động vật gây hại, các rủi ro động vật mới xuất hiện, ..
Ví dụ như: thẩm tra thực hiện biện pháp kiểm soát côn trùng bay:
- Cách đặt bẩy,
- Số lượng bẩy,
- Vệ sinh bẩy,
- Tình trạng bẩy,
- Quan sát lượng côn trùng trong các vị trí,
- Xem xét hồ sơ …
Bước 7: Phân tích dự liệu và thực hiện cải tiến
- Chúng ta định kỳ phân tích dữ liệu để xác định xu hướng của các loại côn trùng gây hại, việc này giúp chúng ta đưa ra biện pháp cải tiến kịp thời.
- Nếu quá trình cải tiến ảnh hưởng đến FSMS thì cập nhật lại tài liệu hệ thống FSMS.
- Ví dụ như: khi phân tích dữ cho thấy xu hướng côn trung gây hại có thể vượt ngưỡng trong tháng sau, vì vậy chúng ta tiến hành thực hiện các biện pháp cải tiến kịp thời.
Nguyễn Hoàng Em
Cảm ơn bài viết giúp tôi bổ sung hồ sơ của mình.